Nghiên cứu khả năng trữ nước vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng trữ nước vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH). Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên, khu vực trữ nước tiềm năng được xác định từ bản đồ đị...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá tiềm năng trữ nước vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH). Để đạt được mục tiêu trên, trước tiên, khu vực trữ nước tiềm năng được xác định từ bản đồ địa hình và cao trình mực nước cao nhất cuối mùa lũ theo từng tần suất; tương quan mực nước giữa các trạm được xác định, từ đó đánh giá tiềm năng trữ nước theo các kịch bản BĐKH giai đoạn 2030, 2040 và 2050; nhu cầu nước của các ngành dùng nước được ước tính và từ đó, khả năng bổ sung nguồn nước từ nguồn trữ được đánh giá cho các tháng mùa khô năm tiếp theo. Chất lượng nước được đánh giá theo chỉ số WQI (Quyết định số 1460/QĐ-TCMT năm 2019). Kết quả nghiên cứu cho thấy, khu vực Tràm Chim cũng như vùng xung quanh có tiềm năng trữ nước vào cuối mùa lũ, do điều kiện địa hình thấp và là khu vực bảo tồn sinh thái đất ngập nước. Kết quả ước tính nhu cầu nước cho vùng hạ lưu cho thấy nhu cầu nước cho nông nghiệp chiếm phần lớn (trồng trọt). Trong điều kiện BĐKH, tiềm năng trữ nước khu vực Tràm Chim và vùng xung quanh có thể bổ sung vào nguồn nước hiện có để đáp ứng phần nào các nhu cầu nước (chủ yếu là đảm bảo 100% cung cấp nước sinh hoạt và hoạt động công nghiệp). Cụ thể, đến năm 2030 trữ lượng này sẽ cung cấp nhu cầu nước bốn tháng mùa khô lần lượt là 19,53%, 19,54% và 19,54% tương ứng với các kịch bản RCP2.6, RCP4.5 và RCP8.5 (tần suất 3%). Kết quả tính toán WQI và diễn biến qua các năm 2016-2017-2018-2019 tại các điểm quan trắc khu vực Tràm Chim và khu vực xung quanh cho thấy, tại Tràm Chim, WQI thấp nhất vào năm 2016 và cao nhất vào năm 2019. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho bước đầu cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp người dân, các nhà hoạch định chính sách lẫn các cơ quan chức năng có sự nhìn nhận toàn diện và đưa ra các quyết định phù hợp cho toàn vùng trong bối cảnh BĐKH. |
---|