Ảnh hưởng của độ mặn đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cá lóc (Channa striata) : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng Thủy sản

Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cá lóc được nuôi từ hai giai đoạn phát triển: (i) giai đoạn giống và (ii) giai đoạn trưởng thành. Hai nhóm cá lóc trên được nuôi vỗ và cho đẻ ở 3 mứ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Ngô, Minh Nhựt
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
LEADER 03696nam a2200217Ia 4500
001 CTU_239542
008 210402s9999 xx 000 0 und d
082 |a 639.31 
082 |b Nh565 
088 |a 8620301 
100 |a Ngô, Minh Nhựt 
245 0 |a Ảnh hưởng của độ mặn đến các chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cá lóc (Channa striata) : 
245 0 |b Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành: Nuôi trồng Thủy sản 
245 0 |c Ngô Minh Nhựt ; Võ Nam Sơn, Đỗ Thị Thanh Hương (cán bộ hướng dẫn) 
260 |a Cần Thơ 
260 |b Trường Đại học Cần Thơ 
260 |c 2020 
520 |a Nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của độ mặn lên một số chỉ tiêu sinh lý và sinh sản của cá lóc được nuôi từ hai giai đoạn phát triển: (i) giai đoạn giống và (ii) giai đoạn trưởng thành. Hai nhóm cá lóc trên được nuôi vỗ và cho đẻ ở 3 mức độ mặn (0, 3 và 6‰) với mật độ (30 con/bể). Thời gian thí nghiệm là 12 tháng ở thí nghiệm (i) và 10 tháng ở thí nghiệm (ii). Kết thúc thí nghiệm, cá được cân ngẫu nhiên 12 con/nghiệm thức để đánh giá tăng trưởng. Đồng thời sẽ tiến hành thu máu cá (12 con/nghiệm thức) để phân tích các chỉ tiêu sinh lý. Sau đó cá sẽ được giải phẩu để kiểm tra giai đoạn phát triển của buồng trứng và thu mẫu buồng trứng để phân tích mô học. Kết quả thí nghiệm cho thấy tăng trưởng của cá có xu hướng giảm khi độ mặn tăng; các chỉ tiêu huyết học: Mật độ hồng cầu, bạch cầu, hemologbin, hematocrit, ASTT và nồng độ ion Cl- có xu hướng tăng theo sự gia tăng độ mặn từ 0‰ đến 6‰ trong trong cả 2 giai đoạn giống và trưởng thành. Đối với cá nuôi từ giai đoạn giống, hàm lượng vitellogenin cao nhất ở nghiệm thức 6‰ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) giữa các nghiệm thức. Cá ở giai đoạn trưởng thành, vitellogenin tăng dần theo độ mặn, cao nhất ở nghiệm thức 6‰ và khác biệt có ý nghĩa so với 0‰ (p<0,05). Chỉ số GSI cao nhất ở nghiệm thức 3‰ ở cả 2 giai đoạn, nhưng chỉ thể hiện sự khác biệt thống kê (p<0,05) ở giai đoạn giống. Ở cả 2 giai đoạn phát triển, sau khi kết thúc thí nghiệm, cá cái ở tất cả các nghiệm thức đều thành thục, quan sát mô học cho thấy buồng trứng phát triển đến giai đoạn III và IV. Tuy nhiên, cá lóc đực chưa thành thục tại thời điểm thu mẫu. Cá nuôi ở giai đoạn giống và giai đoạn trưởng thành đều có sức sinh sản tuyệt đối và sức sinh sản tương đối của cá cao nhất ở nghiệm thức 3‰; thấp nhất ở 6‰ và khác biệt có ý nghĩa với 2 nghiệm thức còn lại (p<0,05). 
650 |a Freshwater fishes,Cá nước ngọt 
910 |c Qhieu 
980 |a Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ