Nghiên cứu tinh sạch và khảo sát đặc điểm papain từ mủ đu đủ (Carica papaya L.) để thủy phân huyết khối : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tinh sạch, xác định đặc điểm và khảo sát hoạt tính thủy phân huyết khối của enzyme papain từ mủ đu đủ (Carica papaya L.). Papain được tinh sạch bằng sắc ký trao đổi ion dương trên gel SP-Streamline k...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Thị Thu Thảo
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu tinh sạch, xác định đặc điểm và khảo sát hoạt tính thủy phân huyết khối của enzyme papain từ mủ đu đủ (Carica papaya L.). Papain được tinh sạch bằng sắc ký trao đổi ion dương trên gel SP-Streamline kết hợp với sắc ký tương tác kỵ nước trên gel Phenyl Sepharose CL 4B. Đánh giá hoạt tính protease và hoạt tính thủy phân huyết khối của papain bằng phương pháp Kunitz cải tiến và Anson cải tiến. Phương trình Lineweaver-Burk và Michaelis-Menten của papain cũng được xây dựng nhằm xác định giá trị Vmax và Km. Nghiên cứu ghi nhận papain được tinh sạch với hoạt tính đặc hiệu là 29,5 U/mg, khối lượng phân tử trên gel điện di SDSPAGE là 21,6 kDa. Thông số động học về sự ảnh hưởng của nồng độ casein với tốc độ phản ứng papain tinh sạch là Km= 4,5 mg/mL và Vmax= 0,054 μM/phút. Giá trị Vmax và Km trong quá trình thủy phân fibrin được ghi nhận có giá trị lần lượt là 3,7 mg/mL và 0,081 μM/phút. Kết quả thí nghiệm khảo sát ảnh hưởng của thời gian và pH có đến hoạt tính thủy phân huyết khối của papain cho thấy papain có hoạt tính thủy phân huyết khối tối ưu nhất ở pH 5,5 trong thời gian 1 giờ với hoạt tính đặc hiệu đạt 3,91 U/mg. Dựa vào kết quả điện di SDS-PAGE, papain có khả năng cắt những protein có khối lượng lớn trong huyết khối thành những protein và ologopeptide có khối lượng thấp.