Thanh lọc khả năng chống chịu mặn của bộ giống lúa mùa và cao sản dựa trên kiểu hình và dấu chuẩn phân tử : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Nhiễm mặn là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất lúa, làm giảm đáng kể năng suất lúa. Với mục tiêu đánh giá nhằm tìm nguồn gen chống chịu mặn mới cho những nghiên cứu tiếp theo, đề tài nghiên cứu khả năng chống ch...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Nhiễm mặn là một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với sản xuất lúa, làm giảm đáng kể năng suất lúa. Với mục tiêu đánh giá nhằm tìm nguồn gen chống chịu mặn mới cho những nghiên cứu tiếp theo, đề tài nghiên cứu khả năng chống chịu mặn của 85 mẫu giống lúa địa phương, 108 dòng/giống lúa nhập nội và 12 dòng/giống được chọn tạo trong nước thông qua đánh giá kiểu hình và đánh giá kiểu gen sử dụng chỉ thị SSR quanh vùng QTL saltol. Kết quả đánh giá kiểu hình cho thấy 14 mẫu giống gồm 5 giống lúa mùa là Ba Bụi Lùn, Cẩn Lùn, Nàng Quất Nhuyễn, Ba Chùm, Bắc Việt; 6 giống lúa nhập nội là IR15T1354, IR15T1434, IR15T1387, IR15T1112, IR15T1335, IR15T1466 và 3 giống lúa chọn tạo trong nước là AB51, OM442, AB42 biểu hiện khả năng chống chịu mặn tương đương với các giống lúa chống chịu mặn Pokkali và FL478. So sánh kiểu hình và kiểu gen của14 mẫu giống lúa chịu mặn tốt sử dụng 19 chỉ thị SSR tại vùng QTL Saltol cho thấy các giống Bắc Việt, Nàng Quất Nhuyễn, Cẩn Lùn, AB42 và AB51 có kiểu gen khác một phần với giống chuẩn chống chịu Pokkali và giống một phần với chuẩn nhiễm IR29. Do đó, tính chống chịu mặn của các giống/mẫu giống này rất có thể đến từ alen khác của QTL saltol hoặc từ một QTL khác trong hệ gen lúa, đây cũng là nguồn vật liệu đáng lưu tâm cho mục đích tìm kiếm nguồn gen chịu mặn mới. |
---|