Thu thập và tuyển chọn quần thể nấm rễ nội cộng sinh (Arbuscular mycorrhiza) hỗ trợ sinh trưởng và phát triển của cây lúa : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn các quần thể nấm rễ nội cộng sinh (NRNCS) có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa khi giảm 50% lượng phân lân và sử dụng phân lân khó tan (Ca₃(PO₄)₂) trong điều kiệ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Phúc Tuyên
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tuyển chọn các quần thể nấm rễ nội cộng sinh (NRNCS) có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa khi giảm 50% lượng phân lân và sử dụng phân lân khó tan (Ca₃(PO₄)₂) trong điều kiện thí nghiệm nhà lưới. Năm mươi mẫu đất vùng rễ lúa được thu tại các tỉnh thuộc ĐBSCL và được phối trộn thành năm quần thể đại diện cho các vùng canh tác lúa và 3 quần thể NRNCS được tuyển chọn từ mô hình lúa màu bao gồm CĐ7, CĐ9 và CĐ10. Tổng cộng 8 quần thể NRNCS được sử dụng cho nghiên cứu. Thành phần chi và tỷ lệ xâm nhiễm của NRNCS được xác định bằng phương pháp rây ướt và phương pháp nhuộm rễ với trypan blue 0,05%. Số lượng bào tử NRNCS được chủng cho các thí nghiệm là 250 bào tử/100gram đất khô kiệt. Các chỉ tiêu nông học và năng suất được đánh giá trong suốt quá trình thí nghiệm. Kết quả thu thập cho thấy các mẫu rễ lúa đều có sự xâm nhiễm của NRNCS với tỷ lệ xâm nhiễm từ 7% - 84%. Các mẫu đất được thu có thành phần bào tử thuộc chi Glomus và Acaulospora là hai chi hiện diện phổ biến nhất trong tất cả các mẫu đất. Kết quả thí nghiệm nhà lưới cho thấy các nghiệm thức được chủng bào tử NRNCS có tỷ lệ xâm nhiễm trên rễ lúa là 100% cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng. Số lượng bào tử NRNCS ở các nghiệm thức được chủng nấm sau khi kết thúc thí nghiệm tăng khoảng 50- 80 lần so với nguồn chủng ban đầu và chủ yếu thuộc về hai chi Glomus và Acaulospora. Trọng lượng hạt chắc ở các nghiệm thức được chủng với các quần thể NRNCS đạt cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức ĐC trong điều kiện bón đầy đủ lượng phân bón và trong điều kiện giảm 50% lượng phân lân khó tan.