Nghiên cứu cơ chất phế phẩm bồn bồn, rơm và vi khuẩn sợi có khả năng phân hủy cellulose để trồng nấm rơm (Volvariella volvacea) : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Nghiên cứu cơ chất phế phẩm bồn bồn rơm và vi khuẩn sợi có khả năng phân hủy cellulose để trồng nấm rơm (Volvariella volvacea) được thực hiện nhằm tìm ra cách sử dụng phế phẩm bồn bồn làm cơ chất trồng nấm rơm, tạo ra sản phẩm nông...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Nghiên cứu cơ chất phế phẩm bồn bồn rơm và vi khuẩn sợi có khả năng phân hủy cellulose để trồng nấm rơm (Volvariella volvacea) được thực hiện nhằm tìm ra cách sử dụng phế phẩm bồn bồn làm cơ chất trồng nấm rơm, tạo ra sản phẩm nông nghiệp hữu ích, tận dụng nguồn phế phẩm nông nghiệp sẵn có tại địa phương. Ba mươi mốt dòng vi khuẩn sợi được phân lập từ phế phẩm bồn bồn ở ba giai đoạn trồng nấm là đóng mô, lên đinh ghim và sau khi thu hoạch. Qua kiểm tra khả năng thủy phân CMC trên môi trường thạch CMC và đánh giá khả năng phân hủy phế phẩm bồn bồn đã chọn được 1 dòng vi khuẩn sợi (ĐM10) có khả năng phân hủy phế phẩm bồn bồn tốt nhất để bổ sung vào quá trình xử lý cơ chất trồng nấm rơm. Kết quả giải trình tự vùng gen 16S rRNA cho thấy, dòng vi khuẩn sợi ĐM10 có độ tương đồng với dòng vi khuẩn sợi Streptomyces coelicoflavus là 96,61%. Kết quả nghiên cứu cơ chất phế phẩm bồn bồn, rơm và vi khuẩn sợi có khả năng phân hủy cellulose để trồng nấm rơm cho thấy, tỉ lệ 50% phế phẩm bồn bồn, 50% rơm, vừa cho năng suất cao (223,8g/5kg chất khô) vừa tận dụng được tối đa phế phẩm bồn bồn, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi được bổ sung 200 mL vi khuẩn sợi (mật số 108CFU/mL). |
---|