Đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật và đa dạng vùng trình tự DNA mã vạch của hai loài cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber L. và Elephantopus mollis H.B.K.) ở núi Cấm, An Giang : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học

Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung dữ liệu hình thái, vi phẫu thực vật và di truyền phân tử cho hai loài cúc chỉ thiên (Elephantopus mollis H.B.K. và Elephantopus scaber L.) tại Núi Cấm, tỉnh An Giang. Hình thái của hai loài được mô tả và so sánh...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Thùy Nhiên
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
LEADER 03388nam a2200229Ia 4500
001 CTU_239585
008 210402s9999 xx 000 0 und d
082 |a 583.99 
082 |b Nh305 
088 |a 8420201 
100 |a Nguyễn, Thị Thùy Nhiên 
245 0 |a Đặc điểm hình thái, giải phẫu thực vật và đa dạng vùng trình tự DNA mã vạch của hai loài cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber L. và Elephantopus mollis H.B.K.) ở núi Cấm, An Giang : 
245 0 |b Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học 
245 0 |c Nguyễn Thị Thùy Nhiên ; Đỗ Tấn Khang (Cán bộ hướng dẫn) 
260 |a Cần Thơ 
260 |b Trường Đại học Cần Thơ 
260 |c 2020 
520 |a Đề tài được thực hiện nhằm bổ sung dữ liệu hình thái, vi phẫu thực vật và di truyền phân tử cho hai loài cúc chỉ thiên (Elephantopus mollis H.B.K. và Elephantopus scaber L.) tại Núi Cấm, tỉnh An Giang. Hình thái của hai loài được mô tả và so sánh những đặc điểm của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản tại các thời điểm sinh trưởng tương ứng. Kết quả cho thấy hình thái hai loài có nhiều điểm giống nhau ở giai đoạn cây non. Đến giai đoạn trưởng thành, E. scaber có dạng thân ngầm, hoa tím còn E. mollis có dạng thân khí sinh, hoa trắng. Ngoài ra, có thể phân biệt được hai loài này dựa vào kích thước lá, hình dạng chóp lá, độ dầy của lông trên bề mặt lá hay màu sắc lá. Thực hiện tiêu bản giải phẫu các bộ phận của hai loài bằng phương pháp cắt ngang, nhuộm hai màu son phèn – lục iod cho thấy những sự khác biệt về vi phẫu bó dẫn, số lượng lông che chở trên thân của hai loài tại các giai đoạn sinh trưởng non, trưởng thành và già. Sự đa hình ba vùng trình tự DNA mã vạch (atpF-atpH, ITS và rbcL) của hai loài được phân tích so sánh. Trong cùng một loài, vùng ITS và rbcL không có sự khác biệt về trình tự nucleotide, riêng vùng atpF-atpH ở E. mollis có sự sai khác ở vị trí nucleotide thứ 37 (mẫu Mol_1). Kết quả phân tích sự đa hình trình tự cho thấy vùng ITS có độ biến thiên trình tự giữa hai loài cao hơn hai vùng atpF-atpH và rbcL (với tỉ lệ tương ứng 89,58; 98,99 và 100%). Giản đồ thể hiện mối quan hệ di truyền cũng thể hiện vùng ITS cho phép phân biệt giữa hai loài cúc chỉ thiên (E. scaber và E. mollis) với nhau và với một số loài khác tốt hơn hai vùng còn lại thông qua khoảng cách di truyền và chỉ số bootstrap. 
650 |a Chrysanthemums,Hoa cúc 
904 |i Hải 
910 |c tvtrong 
980 |a Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ