Phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi cá thát lát tại tỉnh Hậu Giang : Luận văn Thạc sĩ Kinh tế. Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp

Hiệu quả kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas và phương pháp phân tích chi phí – doanh thu được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình dựa trên số liệu sơ cấp được...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Hoài Thương
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2020
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Hiệu quả kinh tế trong bài nghiên cứu này được ước lượng từ hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas và phương pháp phân tích chi phí – doanh thu được sử dụng để đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình dựa trên số liệu sơ cấp được thu thập từ 120 nông hộ nuôi cá thát lát cườm ở tỉnh Hậu Giang. Mục đích nghiên cứu là đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá thát lát cườm trong tỉnh thông qua phân tích kinh tế của nông hộ theo mô hình nuôi vèo và nuôi trong ao đất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, diện tích trung bình mô hình nuôi ao khá lớn 4,1 công và diện tích nuôi vèo là 35m². Mùa vụ nuôi tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 AL, mật độ nuôi trung bình là 55,5 con/m³. Sau thời gian nuôi 183 ngày được thu hoạch với tỷ lệ sống 90%, năng suất của mô hình đạt 25,8 kg/m³/năm, cá đạt kích cỡ thu hoạch là 0,54 kg/con và hệ số tiêu tốn thức ăn 1,6. Tổng chi phí cho vụ nuôi ao trung bình là 284.000 đồng/m³/năm và nuôi vèo là 1 triệu đồng/m3/năm, lợi nhuận trung bình của các nông hộ nuôi trong ao và vèo lần lượt là 295.000 đồng/m³/năm và 1,2 triệu đồng/m³/năm. Tỷ suất sinh lợi của mô hình nuôi ao và vèo lần lượt là 1,0 và 1,2 lần. Với cùng lượng đầu vào và giá cả cho trước. Mức hiệu quả kinh tế trung bình đạt được của 2 mô hình lần lượt là 79% và 88%. Có sự chênh lệch lớn trong lợi nhuận cũng như hiệu quả giữa các nông hộ do kỹ thuật không đồng bộ và kỹ năng lựa chọn đầu vào tối ưu khác biệt. Kết quả này cho thấy tiềm năng lớn để nông dân cải thiện lợi nhuận và hiệu quả của mình nếu cải thiện kỹ thuật. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, việc tham gia tập huấn kỹ thuật và các yếu tố nguồn lực sản xuất như diện tích nuôi và khấu hao giá trị tài sản cố định của nông dân sẽ giúp cải thiện đáng kể lợi nhuận và hiệu quả đạt được. Từ kết quả phân tích, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản cho sự phát triển của ngành hàng thát lát cườm tỉnh Hậu Giang.