Phân lập, tuyển chọn và nhận diện vi khuẩn có khả năng phân hủy chất béo đã sử dụng : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Chất béo (dầu, mỡ) và dầu nhớt được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, các hợp chất này sau khi sử dụng nếu không được xử lý và thải ra môi trường có thể làm tắt nghẽn sự lưu thông nước, gây ô nhiễm môi trường, ả...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Chất béo (dầu, mỡ) và dầu nhớt được sử dụng rất rộng rãi trong đời sống. Tuy nhiên, các hợp chất này sau khi sử dụng nếu không được xử lý và thải ra môi trường có thể làm tắt nghẽn sự lưu thông nước, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sinh vật thủy sinh và sức khỏe cộng đồng. Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn bản địa có khả năng khoáng hóa hiệu quả dầu nhớt, dầu và mỡ đã sử dụng. Từ 6 mẫu đất và nước nhiễm dầu nhớt, chất béo thu ở nội ô thành phố Cần Thơ, 117 dòng vi khuẩn đã được phân lập gồm 72 dòng vi khuẩn Gram âm và 45 dòng vi khuẩn Gram dương. Tất cả các dòng vi khuẩn đều có khả năng sinh trưởng trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng có bổ sung Tween 80 (1%, v/v), trong đó, 5 dòng vi khuẩn GS20, GS21, GS38, FW38 và FW43 thể hiện khả năng phát triển sinh khối cao nhất. Khi được nuôi cấy trong môi trường khoáng tối thiểu có bổ sung dầu nhớt, dầu hoặc mỡ (2%, v/v), dòng GS20 có hiệu suất sinh CO₂ cao nhất khi khoáng hóa dầu nhớt, đạt 93,4% sau 3 ngày nuôi cấy. Dòng FW38 có khả năng khoáng hóa dầu cao nhất, đạt hiệu suất sinh CO₂ là 93,6% sau 2 ngày nuôi cấy. Trong môi trường bổ sung mỡ, dòng FW43 có khả năng khoáng hóa cao, đạt 94,9% hiệu suất sinh CO₂ sau 4 ngày nuôi cấy. Kết quả khảo sát khả năng hóa hướng động cho thấy dòng vi khuẩn GS38 thể hiện có khả năng hóa hướng động theo dầu nhớt. Khảo sát khả năng khoáng hóa các cơ chất đã sử dụng cho thấy dòng GS20 có khả năng khoáng hóa dầu nhớt đã sử dụng cao nhất, đạt hiệu suất CO₂ sinh ra là 51,84%. Dòng vi khuẩn FW38 có khả năng sinh ra 94,38% và 93,22% CO₂ khi được nuôi cấy trong môi trường khoáng tối thiểu lỏng có bổ sung tương ứng dầu ăn và mỡ đã sử dụng. Kết quả giải trình tự gen 16S-rRNA cho thấy 2 dòng vi khuẩn GS20 và FW38 được định danh khoa học lần lượt là Acinetobacter sp. GS20 và Pseudomonas sp. FW38. |
---|