Ảnh hưởng của vật liệu hữu cơ và chế phẩm vi khuẩn lên sự lưu tồn của hoạt chất Paclobutrazol trong đất ở điều kiện nhà lưới : Luận văn tốt nghiệp Cao học. Chuyên ngành Công nghệ Sinh học
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bón các vật liệu hữu cơ và một số dòng vi khuẩn phân hủy Paclobutrazol (PBZ) lên sự lưu tồn hoạt chất PBZ trong đất trồng xoài cũng như lên một số đặc tính sinh học đất ở đi...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2020
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc bón các vật liệu hữu cơ và một số dòng vi khuẩn phân hủy Paclobutrazol (PBZ) lên sự lưu tồn hoạt chất PBZ trong đất trồng xoài cũng như lên một số đặc tính sinh học đất ở điều kiện nhà lưới. Thí nghiệm nhà lưới được bố trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 9 nghiệm thức và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức tương ứng với 3 chậu thí nghiệm và kéo dài trong120 ngày. Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm sinh trưởng cây xoài với chiều cao cây, đường kính thân, số lá và hàm lượng chlorophyll trong lá được thu thập vào các thời điểm 0, 25, 50, 75, 90 và 120 ngày sau khi thí nghiệm. Ngoài ra chỉ tiêu về sinh học đất được khảo sát gồm mật số vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn hòa tan lân được thu vào các thời điểm 60, 90 và 120 ngày thí nghiệm và đa dạng thành phần vi khuẩn trong đất được khảo sát ở thời điểm kết thúc thí nghiệm. Chỉ tiêu về lưu tồn của hoạt chất PBZ trong đất vào các thời điểm 90 và 120 ngày được thu thập và phân tích bằng phương pháp sắc ký cao áp lỏng (HPLC). Kết quả nghiên cứu cho thấy nghiệm thức bón vật liệu hữu cơ (5 tấn/ha) (NT5) và nghiệm thức bón phân bò (2,5 tấn/ha) + vật liệu hữu cơ (2,5 tấn/ha)(NT7) cho hiệu quả về sinh trưởng cây xoài tốt nhất gồm chiều cao cây, số lá và đường kính thân. Bên cạnh đó, các nghiệm thức xử lý với phân bò, vật liệu hữu cơ và chủng 3 dòng vi khuẩn giúp gia tăng mật số vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn và vi khuẩn hòa tan lân. Nghiệm thức bón phân bò (2,5 tấn/ha) + vật liệu hữu cơ (2,5 tấn/ha) (NT7) và nghiệm thức bón PBZ với liều lượng khuyến cáo (NT1) cho sự đa dạng về thành phần vi khuẩn trong đất cao nhất. Cuối cùng, nghiệm thức bón phân bò (2,5 tấn/ha) kết hợp vật liệu hữu cơ (2,5 tấn/ha) và 03 dòng vi khuẩn (10⁶ CFUmỗi dòng/g đất) (NT8) cho hiệu quả phân hủy nồng độ PBZ lưu tồn trong đất tốt nhất. |
---|