Ảnh hưởng của luân canh và bón phân hữu cơ đến tính chất vật lý đất trên đất thâm canh lúa ở huyện Trà Ôn - tỉnh Vĩnh Long : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Hệ thống nông nghiệp. Chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp nhiệt đới bền vững

Đề tài “Ảnh hưởng của luân canh và bón phân hữu cơ đến tính chất vật lý đất trên đất thâm canh lúa ở huyện Trà Ôn -tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của luân canh lúa với cây mè và bón phân hữu cơ đến việc cả...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Bành, Đức Tín
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2021
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài “Ảnh hưởng của luân canh và bón phân hữu cơ đến tính chất vật lý đất trên đất thâm canh lúa ở huyện Trà Ôn -tỉnh Vĩnh Long” được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của luân canh lúa với cây mè và bón phân hữu cơ đến việc cải thiện độ phì vật lý đất và năng suất lúa trên nền đất phù sa thâm canh lúa tại Trà Ôn -Vĩnh Long. Đề tài thực hiện lấy mẫu đất và năng suất lúa sau 3 năm thí nghiệm đồng ruộng (trong chuỗi thí nghiệm dài hạn thuộc chương trình VLIR) tại xã Thiện Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, trong đó việc luân canh cây mè trên nền đất lúa được thực hiện trong vụ Hè Thu mỗi năm và sử dụng phân hữu cơ (2 tấn/ha) được thực hiện cho cả vụ màu và 2 vụ lúa trong mỗi năm. Các nghiệm thức thí nghiệm đồng ruộng gồm: Lúa-Lúa-Lúa (đối chứng); Lúa-Lúa-Lúa+phân hữu cơ (phân bò+rơm rạ); Lúa-Lúa-Lúa+phân hữu cơ bã bùn mía; Lúa-Mè-Lúa (không bón phân hữu cơ); Lúa-Mè-Lúa+phân hữu cơ (phân bò+rơm rạ); Lúa-Mè-Lúa+phân hữu cơ bã bùn mía. Kết quả thí nghiệm cho thấy thành phần cơ giới khu vực thí nghiệm là đất sét pha thịt, thịt và sét chiếm hơn 95%. Ở nghiệm thức Lúa-Lúa-Lúa bón phân hữu cơ (phân bò+rơm rạ) chất hữu cơ cao nhất là 4,4%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).