Áp dụng bổ sung thảo dược bột nghệ (Curcuma longa L) và bột quế (Cinnamomum verum) trong chăn nuôi cút giống Nhật : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Hệ thống nông nghiệp. Chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp nhiệt đới bền vững

Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung bột nghệ (BN) và bột quế (BQ) đến năng suất tăng trưởng và năng suất sinh sản của cút Nhật từ thế hệ G0 đến G1. Đề tài gồm hai nội dung nghiên cứu: (1...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Minh Thư
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2021
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài được thực hiện nhằm khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của các mức bổ sung bột nghệ (BN) và bột quế (BQ) đến năng suất tăng trưởng và năng suất sinh sản của cút Nhật từ thế hệ G0 đến G1. Đề tài gồm hai nội dung nghiên cứu: (1) Ảnh hưởng lên khả năng tăng trưởng: thí nghiệm được thực hiện trên tổng số 200 chim cút con ở thế hệ G0 từ1 ngày tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) và 5 lặp lại (LL) với 10 cút con/LL; và 160 chim cút con ở thế hệ G1 từ1 ngày tuổi được bố trí thí nghiệm tương tự thế hệ G0 với 4 NT và 5 LL, 8 cút con/LL. Các NT lần lượt là đối chứng (ĐC) sử dụng khẩu phần cơ sở (KPCS) không có bổ sung, N: KPCS có bổ sung 0,1% BN, Q: KPCS có bổ sung 0,025% BQ, NQ: KPCS có bổ sung 0,1% BN và 0,025% BQ;(2) Ảnh hưởng lên khả năng sinh sản: tổng số 40 chim cút Nhật từ 36 ngày tuổi ở thế hệ G0 được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 NT và 10 LLvới 1 cút mái đẻ/LL, các NT lần lượt là ĐC, N, Q và NQ. Ở thế hệ G1có tổng số 40 chim cút Nhật từ 50 ngày tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 NT và 10 LL với 1 cút mái đẻ/LL. Các NT gồm ĐC, N: KPCS có bổ sung 0,1%BN, TBN1: KPCS có bổsung 0,1% tinh bột nghệ(TBN) và TBN0.5: KPCS có bổ sung 0,05% TBN. Kết quả ở nội dung thí nghiệm (1) cho thấy các NT có bổ sung BN, BQ hoặc kết hợp có sự cải thiện về tăng trưởng của cút Nhật ở cả thế hệ G0 và G1. Ở thế hệ G0, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT về khối lượng (KL) và hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA) giai đoạn 28 ngày tuổi (P<0,05), Ncó KL cao nhất và HSCHTA thấp nhất và ĐC có KL thấp nhất và HSCHTA cao nhất; ở thế hệ G1, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT về KL, tăng trọng tích lũy (TTTL), tăng trọng tuyệt đối (TTTĐ) và HSCHTA của cút giai đoạn 21 và 35 ngày tuổi (P<0,05), các NT có bổsung luôn cao hơn so với ĐC; và N có KL, TTTL và TTTĐ cao nhất, và HSCHT thấp nhất.