Bước đầu đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của cút Nhật với các điều kiện nhiệt độ khác nhau : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Hệ thống nông nghiệp. Chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp nhiệt đới bền vững
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và sự thích nghi trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau của các dòng chim cút Nhật từ thế hệ G0 đến thế hệ G1. Thí nghiệm được thực hiện qua 02 nội dung (ND), ND1 nhằm...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2021
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và sự thích nghi trong các điều kiện nhiệt độ khác nhau của các dòng chim cút Nhật từ thế hệ G0 đến thế hệ G1. Thí nghiệm được thực hiện qua 02 nội dung (ND), ND1 nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và sinh sản của cút Nhật trong điều kiện nhiệt độ khác nhau, ở thế hệ G0, thí nghiệm được ghi nhận và theo dõi các chỉ tiêu về sinh sản trên tổng số 84 chim cút ở 36 ngày tuổi với ba NT lần lượt là 38°C, 25°C và nhiệt độ chuồng (ET). Mỗi NT được thực hiện trên 28 con cút và được lặp lại 14 lần với mỗi lần lặp lại là ô chuồng cá thể với 2 chim cút trống và mái; ở thế hệ G1, tổng số 227 chim cút con ở1 ngày tuổi ở thế hệ G1 đến từ 3 NT là 38°C (66 con), 25°C (79 con) và ET (82 con) được nuôi đến 35 ngày tuổi để đánh giá năng suất sinh trưởng của cút thí nghiệm. Tổng số 69 cút mái được chọn lọc ở 36 ngày tuổi đến từ 3 NT về nhiệt độ được sử dụng để đánh giá năng suất sinh sản của các NT thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm cho thấy thế hệ G1 giai đoạn 1-14 ngày tuổi, cút ở ET và 38°C có tỷ lệ nuôi sống của cút con cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 25°C (p<0,05). Bên cạnh đó, KL, TTTĐ, TTTA và HSCHTA ở ET cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 25°C và 38°C (p<0,05). Tuy nhiên, giai đoạn 15-35 ngày tuổi, KL, TTTĐ và TTTA cao nhất ở 25°C, và thấp nhất ở 38°C (p<0,05). Thế hệ G1 có tuổi thành thục, tỷ lệ đẻ và KL cút con cao hơn so với G0. |
---|