Đánh giá hiệu quả của biochar, phân hữu cơ, phân vi sinh và silic trên một số đặc tính hóa học đất nhiễm mặn và năng suất lúa ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Hệ thống nông nghiệp. Chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp nhiệt đới bền vững

Đề tài “Đánh giá hiệu quả của biochar, phân hữu cơ, phân vi sinh và silic đối với độ phì nhiêu và tính chất hóa học của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa” được thực hiện trên hệ thống canh tác lúa hai vụ/năm nhằm cả...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Võ, Thi Nhanh
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2021
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Đề tài “Đánh giá hiệu quả của biochar, phân hữu cơ, phân vi sinh và silic đối với độ phì nhiêu và tính chất hóa học của đất và khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất lúa” được thực hiện trên hệ thống canh tác lúa hai vụ/năm nhằm cải thiện chất lượng đất trong điều kiện nhiễm mặn ở ấp Xẻo Kè, xã Thạnh Yên, huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Thí nghiệm được thực hiện ngoài đồng ruộng sau 3 vụ liên tiếp. Bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 4 lần lặp lại: (1) không bổ sung chế phẩm (nghiệm thức đối chứng), (2) bổ sung phân hữu cơ (3 tấn/ha), (3) bổ sung biochar (10 tấn/ha), (4) bổ sung phân silic (100 kg/ha), (5) bổ sung phân vi sinh (80 kg/ha). Tất cả các nghiệm thức bón cùng lượng phân hóa học NPK với liều lượng 80N-60P₂O₅-30K₂O (kg/ha). Kết quả thí nghiệm sau 4 vụ liên tiếp cho thấy bón biochar 10 tấn/ha trên đất nhiễm mặn đã gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu, tăng hàm lượng kali trao đổi, tăng hàm lượng chất hữu cơ và giảm phần trăm natri trao đổi (%ESP); bón phân hữu cơ 3 tấn/ha đã tăng hàm lượng canxi trao đổi của đất; bón phân silic 100 kg/ha đã gia tăng hàm lượng Magiê trao đổi và bón phân vi sinh 80 kg/ha đã gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Kết quả của nghiên cứu này cũng cho thấy hiệu quả của phân hữu cơ, biochar, silic, phân vi sinh đối với chiều cao cây, số chồi, sinh khối rơm rạ và năng suất lúa, tổng hấp thu NPK trong hạt và rơm giữa các nghiệm thức chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng.