Đánh giá tính chất lý-hóa học của đất phù sa thâm canh lúa trong và ngoài đê bao ở tỉnh An Giang : Luận văn tốt nghiệp Cao học ngành Hệ thống nông nghiệp. Chuyên ngành Biến đổi khí hậu và Nông nghiệp nhiệt đới bền vững
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính chất lý-hóa học của đất phù sa thâm canh lúa trong và ngoài đê bao ở tỉnh An Giang” được thực hiện tại xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú và xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang nhằm đánh giá s...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Undetermined |
Được phát hành: |
Cần Thơ
Trường Đại học Cần Thơ
2021
|
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ |
---|
Tóm tắt: | Đề tài nghiên cứu “Đánh giá tính chất lý-hóa học của đất phù sa thâm canh lúa trong và ngoài đê bao ở tỉnh An Giang” được thực hiện tại xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú và xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới thuộc tỉnh An Giang nhằm đánh giá sự khác biệt giữa đặc tính lý-hóa học của đất phù sa thâm canh lúa trong và ngoài đê. Đề tài thực hiện phỏng vấn 40 nông hộ và 64 mẫu đất nguyên và xáo trộn trong và ngoài đê tại hai điểm nghiên cứu. Mẫu đất được lấy ở tầng 1 (Ap: 0-15cm) và tầng 2 (Bg: 15-30 cm). Kết quả điều tra cho thấy chi phí sản xuất lúa trong đê bao cao hơn ngoài đê tại Châu Phú là 4.010.000 đồng/ha/vụ và tại Chợ Mới là là 3.130.000 đồng/ha/vụ. Chi phí phân bón và thuốc BVTV trong đê cao hơn ngoài đê là 2.810.000 đồng/ha/vụ tại Châu Phú và 3.710.000 đồng/ha/vụ tại Chợ Mới. Lợi nhuận mô hình canh tác trong đê cao hơn ngoài đê tại Châu Phú là 4.530.000 đồng/ha/vụ, và Chợ Mới là 3.170.000 đồng/ha/vụ. Kết quả nghiên cứu cho thấy đất trong và ngoài đê ở Châu Phú và Chợ Mới được xếp vào loại đất sét pha thịt. |
---|