Khảo sát sự thay đổi nồng độ Đạm, Lân, Bod và Chì trong nước rò rỉ bãi rác có trồng thuỷ canh cỏ Vetiver (Vetiverzizanioidea L.) và Lục Bình (Eichhornia crassipes)

Nước rò rỉ bãi rác và cỏ Vetiver thực sự là những đối tượng nghiên cứu sinh động trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm đáp ứng hai mục tiêu đề ra: Khảo sát khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver và lục bình trong nước rò rỉ bãi rác v...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Văn Tùng
Định dạng: Sách
Ngôn ngữ:Undetermined
Được phát hành: Cần Thơ Trường Đại học Cần Thơ 2004
Những chủ đề:
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu Trường Đại học Cần Thơ
Miêu tả
Tóm tắt:Nước rò rỉ bãi rác và cỏ Vetiver thực sự là những đối tượng nghiên cứu sinh động trong suốt quá trình thực hiện đề tài nhằm đáp ứng hai mục tiêu đề ra: Khảo sát khả năng sinh trưởng của cỏ Vetiver và lục bình trong nước rò rỉ bãi rác và thí nghiệm, bằng phương pháp trồng thuỷ canh. Sau thời gian thí nghiệm đề tài đã xác định được: Chiều cao chồi cỏ Vetiver tăng (155,42%), chiều dài rễ tăng (17,5%), số rễ xuất hiện mới tăng (48%), tổng số tép tăng (24%) và sinh khối khô tăng (42,86%). Ngược lại, Lục bình chết sau khi kết thúc thí nghiệm; sinh khối giảm(88,88%). Các chỉ tiêu trong nước của nghiệm thức trồng cỏ Vetiver có nồng độ BOD5 giảm (83,98%), Nitơ tổng số giảm(80%), phospho tổng số giảm (50%), chlorophyll - a giảm (54,39%), trong khi đó nghiệm thức đối chứng chlorophyll - a tăng (1623%). Với kết quả trên đề tài đã rút ra được những kết quả cần thiết vừa mang tính mới vừa có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Đó là: Cỏ Vetiver có khả năng sống và phát triển tốt trong nước rò rĩ bãi rác ở mức ô nhiễm hữu cơ BOD 5 (293,33mg/l) và có khả năng ứng dụng để xử lý ô nhiễm hữu cơ, đặc biệt là hạn chế sự phát triển của tảo với mức độ ô nhiễm không cao hơn so điều kiện nghiên cứu của đề tài. Lục bình không sống được trong nước rò rĩ bãi rác trong điều kiện thí nghiệm. Trên cơ sở đó đề tài cũng đã đề xuất nghiên cứu ứng dụng cần được tiếp tục trong thời gian tới