Lý thuyết điều khiển tự động thông thường và hiện đại. T 1 ( Hệ tuyến tính ) /
Điều khiển tự động có lịch sử phát triển từ rất sớm. Hiện nay công nghệ tự động là một trong những hướng phát triển mũi nhọn của đất nước trong thế kỷ 21, những công trình công nghiệp lớn và trọng điểm hiện nay đều được tự đọ...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
H. :
Khoa học và kỹ thuật ,
2005
|
Phiên bản: | Tái bản lần thứ 2 |
Những chủ đề: | |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường CĐ Kỹ Thuật Cao Thắng |
---|
Tóm tắt: | Điều khiển tự động có lịch sử phát triển từ rất sớm. Hiện nay công nghệ tự động là một trong những hướng phát triển mũi nhọn của đất nước trong thế kỷ 21, những công trình công nghiệp lớn và trọng điểm hiện nay đều được tự động hóa ở mức độ tương đối cao, mạng internet ngày càng được sử dụng rộng rãi. Bộ sách " Lý thuyết điều khiển tự động thông thường và hiện đại " gồm 4 quyển: Quyển 1: " Hệ tuyến tính", Quyển 2 : " Hệ xung số", Quyển 3 : " Hệ phi tuyến - Hệ ngẫu nhiên ", và Quyển 3 : " Hệ tối ưu - Hệ thích nghi ". Quyển 1 : " Hệ tuyến tính " gồm 7 chương. Chương 1 : Sau khi bắt đầu bằng 3 ví dụ về ba thời kỳ phát triển của kỹ thuật tự động, nêu lên phân loại các hệ điều khiển khác nhau để có khái niệm bao quát về các hệ tự động nói chung. Chương 2 : Cơ sở toán học của lý thuyết điều khiển tự động. Sau khi nhắc lại phương trình vi phân và toán tử Laplace, nêu lên khái niệm về hàm truyền đạt, các đặc tính vào ra trong miền thời gian và miền tần số, cũng như đặc tính của những phần tử thường gặp. Chương 3 : Nêu lên các tiêu chuẩn thường dùng như Hurwitz, Routh, Nyquist để khảo sát ổn định các hệ điều khiển cũng như cách dùng công cụ máy tính theo chương trình Tutsim [6] , Matlab [7] để mô phỏng. Chương 4 : Đề cập đến phương pháp xác định cấu trúc và thông số của các đối tượng cũng như phương pháp quỹ đạo nghiệm số, chia miền ổn định là phương pháp hữu hiệu trong việc phân tích cũng như tổng hợp hệ thống. Chương 5 : Nêu lên khái niệm về chất lượng cũng như những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng một hệ thống điều khiển tự động. Chương 6 : Tổng hợp hệ điều khiển tự động. Ở đây nêu lên việc dùng các khâu hiệu chỉnh cũng như các bộ điều chỉnh khác nhau, điện tử, khí nén để nâng cao chất lượng các hệ điều khiển ( SISO cũng như MIMO ), có bổ sung thêm phần dùng máy tính để tổng hợp hệ thống tối ưu. |
---|---|
Mô tả vật lý: | 342tr. ; 24cm |