Nghiên cứu thử nghiệm nuôi Lươn đồng (monopterus albus) trong hệ thống tuần hoàn

Thử nghiệm nuôi lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793) trong hệ thống tuần hoàn nhằm tìm ra mô hình nuôi thích hợp cho sinh trưởng của lươn và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Lươn có chiều dài và khối lượng trung bình là 22,28 ± 0,21 cm/con và 14,65 ± 0,48 g/con, được nuôi trong nghiệm thức...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: ThS. Lai Phước Sơn
Ngôn ngữ:vie
Được phát hành: Trường Đại học Trà Vinh 2018
Truy cập trực tuyến:https://opac.tvu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-26951.html
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu – Phát triển Dạy và Học, Trường Đại học Trà Vinh
Miêu tả
Tóm tắt:Thử nghiệm nuôi lươn đồng (Monopterus albus Zuiew, 1793) trong hệ thống tuần hoàn nhằm tìm ra mô hình nuôi thích hợp cho sinh trưởng của lươn và góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu. Lươn có chiều dài và khối lượng trung bình là 22,28 ± 0,21 cm/con và 14,65 ± 0,48 g/con, được nuôi trong nghiệm thức tuần hoàn và đối chứng, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, trong 180 ngày. Lươn được cho ăn 80% cá tạp và 20% thức ăn viên (30% protein). Kết quả biến động của các yếu tố môi trường như: nhiệt độ, pH, N-NH3-, N-NO2- và độ kiềm đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự tăng trưởng của lươn. Tỷ lệ sống ở nghiệm thức tuần hoàn khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) so với đối chứng đều đạt 96%. Tăng trưởng về khối lượng ở nghiệm thức tuần hoàn đạt (97,70 ± 9,04 g/con) cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (80,67 ± 0,16 g/con) (p<0,05). Nghiệm thức tuần hoàn FCR dao động từ 2,33 - 3,35% khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức đối chứng đạt 2,41 - 3,30% (p>0,05). Lượng nước sử dụng bổ sung trong nghiệm thức tuần hoàn (3,12 m3/bể) chỉ bằng 1/10 so với nghiệm thức đối chứng (32,8 m3/bể) trong 180 ngày. Những kết quả này cho thấy hệ thống tuần hoàn hoàn toàn thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của lươn.