Xác định các thành phần dinh dưỡng khác nhau lên sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillis garvieae trong việc phòng hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm biển
Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Trà Vinh với mục đích tìm ra được một số thành phần dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn lactic có khả năng ứng dụng vào việc nuôi tăng sinh khối vi khuẩn phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản, chính vì vậy đề tài “ xác định các thành phần dinh...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Ngôn ngữ: | vie |
Được phát hành: |
Trường Đại học Trà Vinh
2019
|
Truy cập trực tuyến: | https://opac.tvu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-29955.html |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Trung tâm Học liệu – Phát triển Dạy và Học, Trường Đại học Trà Vinh |
---|
Tóm tắt: | Đề tài được thực hiện tại trường Đại học Trà Vinh với mục đích tìm ra được một số thành phần dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của vi khuẩn lactic có khả năng ứng dụng vào việc nuôi tăng sinh khối vi khuẩn phục vụ cho ngành nuôi trồng thủy sản, chính vì vậy đề tài “ xác định các thành phần dinh dưỡng khác nhau lên sự phát triển của vi khuẩn Lactobacillus gavaee trong việc phòng hoại tử gan tụy cấp trên tôm biển” được tiến hành trong thời gian từ tháng 8/2016 đến tháng 7/2017. Nghiên cứu gồm các nội dung như sau: thử nghiệm khả năng phát triển của vi khuẩn Lactobacillus garvieae trên các môi trường (1) mật rĩ đường, (2) cơm rượu, (3) nước mía, (4) bột mì, (5) cà rốt + khoai tây + rĩ đường, (6) nước dừa khô, và (7) nghiệm thức đối chứng (MRS bổ sung 1,5% NaCl). Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại trong ống nghiệm có nắp chứa 10 mL môi trường thí nghiệm bổ sung 1,5% NaCl, ủ 48h và đếm số lượng vi khuẩn bằng cách tán đều trên đĩa thạch MRS agar có bổ sung 1,5% NaCl và so màu quang phổ. Kết quả thí nghiệm đã chỉ ra rằng ở nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức cà rốt + khoai tây + rĩ đường mật số vi khuẩn lactic là cao nhất và không khác biệt có ý nghĩa thống kê thể hiện lần lượt là (1,15x 10^9± 4x 10^7 CFU/mL và 9,7x 10^8 ± 3,6x 10^7CFU/mL), mật số vi khuẩn lactic thấp nhất là ở nghiệm thức cơm rượu 60% (4,2x 10^7 ± 1,5x 10^7 các nghiệm thức còn lại cho kết quả từ ( 5,3x 10^7 ± 5,2x 10^7 )đến 5x 10^8 ± 1,4x 10^7 CFU/mL). Tóm lại nghiệm thức cà rốt+ khoai tây+ rĩ đường cho kết quả tốt nhất, có thể ứng dụng các thành phần này vào việc nuôi vi khuẩn Lactobacillus garvieae nhằm tiết kiệm được chi phí cho người sử dụng đồng thời có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. |
---|