Pháp luật về hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Trong quá trình thực hiện đề tài “Pháp luật về hợp đồng thế chấp QSDĐ” người viết xác định những mục tiêu nghiên cứu gắn với các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng thế chấp QSDĐ, hợp đồng thế chấp QSDĐ tại các TCTD. Tác giả sẽ hệ th...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lâm Xuân Minh Nguyệt
Tác giả khác: TS. Phạm Văn Võ
Ngôn ngữ:vie
Được phát hành: Trường Đại học Trà Vinh 2021
Truy cập trực tuyến:https://opac.tvu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-36689.html
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu – Phát triển Dạy và Học, Trường Đại học Trà Vinh
Miêu tả
Tóm tắt:Trong quá trình thực hiện đề tài “Pháp luật về hợp đồng thế chấp QSDĐ” người viết xác định những mục tiêu nghiên cứu gắn với các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, phân tích những vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về hợp đồng thế chấp QSDĐ, hợp đồng thế chấp QSDĐ tại các TCTD. Tác giả sẽ hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý về HĐTD, hợp đồng thế chấp QSDĐ; phân tích những quan điểm khoa học pháp lý về thế chấp QSDĐ và dưới góc nhìn khoa học, chứng minh thế chấp QSDĐ là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ quan trọng đồng thời là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Qua đó, trình bày nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng thế chấp QSDĐ cũng như thẩm quyền của Tòa án về giải quyết tranh chấp HĐTD có thế chấp QSDĐ. Thứ hai, đánh giá thực trạng giải quyết tranh chấp về hợp đồng thế chấp QSDĐ tại Tòa án. Qua đó tìm ra những vướng mắc, bất cập của pháp luật trong những quy định liên quan đến hợp đồng thế chấp QSDĐ, giải quyết tranh chấp về hợp đồng thế chấp QSDĐ. Để từ đó tìm ra những nguyên nhân gây cản trở cho hoạt động thế chấp QSDĐ tại các TCTD ở nước ta, làm rõ nhu cầu cũng như mong muốn của người sử dụng đất, TCTD đối với hình thức này. Thứ ba, từ những đánh giá trên, tác giả đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng thế chấp QSDĐ, góp phần nâng cao hiệu quả trong việc áp dụng pháp luật, đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất cũng như những chủ thể nhận thế chấp QSDĐ (trong luận văn đề cập đến TCTD), hạn chế được phần nào tình trạng phát sinh tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Qua đó giúp cho hoạt động thế chấp QSDĐ tại TCTD ở nước ta diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, đóng góp một cách thiết thực vào quá trình phát triển của nền kinh tế nước nhà.