Trang phục phụ nữ Khmer tỉnh Sóc Trăng - Truyền thống và biến đổi

Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc trưng của trang phục trong đời sống của phụ nữ Khmer, cụ thể là phụ nữ Khmer ở Sóc Trăng. Từ việc tìm hiểu nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát sự biến đổi của bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer qua các giai đoạn dựa trên c...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lăng Thị Phương Thảo
Tác giả khác: TS. Nguyễn Khắc Cảnh (người hướng dẫn khoa học)
Ngôn ngữ:vie
Được phát hành: Trường Đại học Trà Vinh 2023
Truy cập trực tuyến:https://opac.tvu.edu.vn/pages/opac/wpid-detailbib-id-42712.html
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Trung tâm Học liệu – Phát triển Dạy và Học, Trường Đại học Trà Vinh
Miêu tả
Tóm tắt:Đối tượng nghiên cứu: chúng tôi đi sâu vào tìm hiểu những nét đặc trưng của trang phục trong đời sống của phụ nữ Khmer, cụ thể là phụ nữ Khmer ở Sóc Trăng. Từ việc tìm hiểu nghiên cứu này chúng tôi muốn khảo sát sự biến đổi của bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer qua các giai đoạn dựa trên cơ sở sự biến đổi của xã hội, kinh tế, sự cộng cư, sự giao lưu tiếp biến văn hóa của các dân tộc. Tuy nhiên tôi lấy trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer Sóc Trăng để nghiên cứu chính, còn những vấn đề khác trong phạm vi nào đó chỉ đề cập đến những biến đổi của nó để so sánh. Phạm vi nghiên cứu: về không gian là địa bàn cư trú của người Khmer tỉnh Sóc Trăng, chúng tôi chọn địa bàn tập trung nhiều người Khmer trong tỉnh như thị xã Vĩnh Châu, huyện Mỹ Xuyên, huyện Châu Thành, huyện Kế Sách và thành phố Sóc Trăng. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sự so sánh trang phục của phụ nữ Khmer giữa các vùng với nhau. Về thời gian nghiên cứu: trong đề tài này đề cập đến trang phục truyền thống phụ nữ Khmer tỉnh Sóc Trăng tôi chọn mốc thời gian năm 1986 trước đổi mới là truyền thống và từ sau 1986 là hiện nay. Đây là khoảng thời gian đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Khmer có nhiều biến đổi dưới sự ảnh hưởng của các nhân tố lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa...đồng thời kế thừa và bảo lưu các yếu tố văn hóa truyền thống và nảy sinh các yếu tố mới do quá trình giao lưu, tiếp biến giữa các tộc người.