PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ CỦA NÔNG HỘ TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ CÀ PHÊ ARABICA TẠI ĐÀ LẠT

Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của các nông hộ trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Đà Lạt dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), Nguyễn Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2016). Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cùng vơ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Thị Tươi, Nguyen, Phu Son
Định dạng: Journal article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp VIệt Nam 2022
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/1140
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ của các nông hộ trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Đà Lạt dựa trên cách tiếp cận chuỗi giá trị của Kaplinsky và Morris (2001), Nguyễn Thị Thanh Lộc và Nguyễn Phú Son (2016). Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất cùng với các công cụ khác như: đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), tham vấn chuyên gia (KIP) và phỏng vấn trực tiếp 82 nông hộ trồng cà phê tại Đà Lạt. Mục tiêu là phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ của các nông hộ trong chuỗi giá trị cà phê Arabica tại Đà Lạt. Kết quả cho thấy nông hộ sản xuất cà phê Arabica với quy mô nhỏ, trung bình chỉ có 1,5 ha. Nông hộ bán cà phê chủ yếu là cho thương lái (82%), còn lại (12%) là bán cho các công ty chế biến. Khi bán cho thương lái, giá trị gia tăng và giá trị giá tăng thuần mà nông dân tạo ra thấp hơn so với bán cho các công ty chế biến. Analysis of production and consumption situation of farmers in the value chain of Arabica coffee in Da Lat based on approaches of Kaplinsky and Morris (2001), Vo Thi Thanh Loc and Nguyen Phu Son (2016) were carried out by using of Non-probability sampling and other tools such as Participatory Rural Appraisal (PRA) approach, key informant panel method (KIP) and results from direct interviews of 82 coffee farmers in Da Lat. The aim of this study is to analyze the production and consumption situations of farmers in the value chain of Arabica coffee in Da Lat. The results showed that the production scale of Arabica coffee farmers was small, only 1.5 ha. Most coffee was sold to middlemen (82%), the rest (12%) was sold to processing companies. When farmers sold to middlemen, added value and net added value on this channel was lower than selling to processing companies.