HÌNH TƯỢNG RỪNG TRONG SỬ THI TÂY NGUYÊN

Nước ta nơi đâu cũng có rừng, nhưng với Tây Nguyên rừng là một đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên. Buôn làng Tây Nguyên thường lấy rừng để xác định ranh giới địa phận. Cánh rừng hay dòng sông, con suối này là của buôn làng này. Cánh rừng hay dòng sông, con suối kia là của buôn làng kia. Rừng k...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phạm, Văn Hóa
Định dạng: Lecture
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Viện KHXH Việt Nam - Viện Ngôn ngữ học 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/1722
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nước ta nơi đâu cũng có rừng, nhưng với Tây Nguyên rừng là một đặc điểm nổi bật của môi trường tự nhiên. Buôn làng Tây Nguyên thường lấy rừng để xác định ranh giới địa phận. Cánh rừng hay dòng sông, con suối này là của buôn làng này. Cánh rừng hay dòng sông, con suối kia là của buôn làng kia. Rừng không chỉ là nơi sinh sống, rừng còn là nơi chở che, bao bọc con người. Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Người Tây Nguyên coi rừng như xương thịt, như dòng máu nuôi sống cơ thể mình. Rừng có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa ở Tây Nguyên. Những cánh rừng, những vạt rẫy là nơi mang đến cho con người một đời sống no đủ, ấm áp, bình an. Nơi đó, người dân Tây Nguyên sinh sống, lao động sản xuất. Đời sống văn hóa tinh thần như tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn nghệ dân gian,... của người Tây Nguyên cũng hình thành từ môi trường rừng núi, mang đậm bản sắc rừng núi. Có thể nói, núi rừng, nương rẫy chính là môi trường diễn xướng của nhiều loại hình nghệ thuật dân gian, trong đó có sử thi.