Tính thời đại của đề tài yêu ma trong truyện truyền kỳ trung đại Việt Nam

Truyện truyền kỳ Việt Nam ra đời và phát triển trong thời kỳ xã hội phong kiến bắt đầu bộc lộ sự suy thoái của nó, chiến tranh phong kiến bắt đầu nổ ra, cuộc sống nhân dân điêu đứng. Truyện truyền kỳ là thể văn ghi lại những câu chuyện kỳ quái và yêu ma, do đó trong các truyện truyền kỳ đề tài về nh...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Phạm, Văn Hóa
Định dạng: Journal article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Đại học Khánh Hòa 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/1758
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Truyện truyền kỳ Việt Nam ra đời và phát triển trong thời kỳ xã hội phong kiến bắt đầu bộc lộ sự suy thoái của nó, chiến tranh phong kiến bắt đầu nổ ra, cuộc sống nhân dân điêu đứng. Truyện truyền kỳ là thể văn ghi lại những câu chuyện kỳ quái và yêu ma, do đó trong các truyện truyền kỳ đề tài về nhân vật yêu ma chiếm số lượng lớn, đóng vai trò quan trọng trong nội dung truyện. Trong ba tập truyện Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, có 30/43 (chiếm 70%) truyện đề cập đến đề tài yêu ma. Những câu chuyện yêu ma này ẩn chứa suy ngẫm của tác giả về nhân sinh và xã hội, biểu hiện ra những đặc điểm mới mang tính thời đại. Từ phương diện đề tài, truyện truyền kỳ Việt Nam thể hiện rõ nét tác giả có xu hướng làm yếu hóa truyện về người với thần tiên và xu hướng yêu thích truyện về người với yêu ma. Đây là kết quả của sự phát triển trong nội bộ đề tài, hơn nữa là sự lựa chọn hữu ý của các nhà nho khi mượn chuyện về nhân vật yêu ma để phản ánh và phê phán hiện thực xã hội đương thời. Bài viết cho thấy một số đặc điểm mang tính thời đại được phản ánh trong đề tài nhân vật yêu ma truyện truyền kỳ Việt Nam