Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng xà lách tại Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
Mục đích của nghiên cứu là xác định hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng ra xà lách tại Đà Lạt trong mùa mưa 2021, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trồng xà lách tại Đà Lạt. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 100 nông hộ trồn...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Tác giả khác: | |
Định dạng: | Research report |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Trường Đại Học Đà Lạt
2023
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2111 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Mục đích của nghiên cứu là xác định hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng ra xà lách tại Đà Lạt trong mùa mưa 2021, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kỹ thuật trồng xà lách tại Đà Lạt. Số liệu sơ cấp được thu thập từ 100 nông hộ trồng xà lách tại Đà Lạt thông qua bảng khảo sát có cấu trúc. Nghiên cứu sử dụng phần mền Frontier 4.1 để ước lượng hàm sản xuất biên Cobb – Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả kỹ thuật theo phương pháp ước lượng một giai đoạn. Kết quả ước lượng cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của nông hộ là 0,76 có nghĩa là với mức độ sử dụng các yếu tố đầu vào và kỹ thuật hiện có thì sản lượng xà lách của nông hộ còn có khả năng tăng thêm 24%. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố như diện tích canh tác rau xà lách, số lượng cây giống và lượng phân kali nguyên chất có ảnh hưởng tích cực đến năng suất rau xà lách. Ngược lại, lượng phân đạm nguyên chất ảnh hưởng ngược chiều với năng suất xà lách. Ngoài ra, trình độ học vấn và kinh nghiệm canh tác rau xà lách của chủ hộ có ảnh hưởng tích cực của đến hiệu quả kỹ thuật. Chính vì vậy, nghiên cứu đã đưa ra một số khuyến nghị về liều lượng các loại phân, mở rộng diện tích canh tác xà lách và tuyên truyến phổ biến của các cơ quan chức năng trong việc bón phần cân đối hợp lý. |
---|