Địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng (Nghiên cứu trường hợp tại huyện Di Linh)

Bài viết nghiên cứu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng (trường hợp tại huyện Di Linh) từ các tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh và giá trị lịch sử - văn hóa của địa danh. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp như phỏng vấn s...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Lê, Thị Nhuấn, Ngô, Thị Thu, Đoàn, Thị Thanh Nga
Định dạng: Journal article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2023
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2428
https://doi.org/10.33100/tckhxhnv8.1b.LeThiNhuan.vcs
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Bài viết nghiên cứu về địa danh có nguồn gốc ngôn ngữ Cơ-ho ở Lâm Đồng (trường hợp tại huyện Di Linh) từ các tiêu chí tự nhiên và không tự nhiên, phương thức định danh, đặc điểm ngữ nghĩa của địa danh và giá trị lịch sử - văn hóa của địa danh. Bài viết sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp như phỏng vấn sâu có chủ đích 10 người để thu thập các địa danh liên quan đến địa lý, văn hóa của tộc người Cơ-ho và dữ liệu thứ cấp từ các tài liệu như sách, báo, tạp chí, v.v.. Kết quả cho thấy, các địa danh thuộc loại hình tự nhiên thường được định danh một cách trực tiếp thông qua các đặc điểm của chúng; một số địa danh chỉ đơn vị dân cư thường được định danh một cách gián tiếp thông qua tên gọi của các đối tượng thuộc loại hình địa danh tự nhiên. Qua địa danh sẽ là những chứng cứ quan trọng chỉ ra quá trình di trú của người Cơ-ho trong lịch sử và phản ánh những thay đổi địa giới hành chính trên địa bàn cũng như quá trình tiếp xúc văn hóa giữa tộc người Cơ-ho với các tộc người khác trên địa bàn nghiên cứu.