Nghiên cứu phát triển du lịch cộng đồng tại huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng
Đơn Dương là một huyện cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về phía Đông Nam, thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận; là một vùng đất giàu tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt mang đậm giá trị văn hóa bản địa gắn với đồng bào dân tộc Churu sẽ là tiền đề c...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Master thesis |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội
2023
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/2567 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Đơn Dương là một huyện cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 30 km về
phía Đông Nam, thuộc cụm du lịch Đà Lạt và vùng phụ cận; là một vùng đất giàu
tài nguyên du lịch tự nhiên lẫn tài nguyên du lịch văn hóa, đặc biệt mang đậm giá trị
văn hóa bản địa gắn với đồng bào dân tộc Churu sẽ là tiền đề cho sự phát triển du
lịch của huyện nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Nếu như năm 2011 Đà Lạt - Lâm Đồng đón 3.527 ngàn lượt khách, trong đó
huyện Đơn Dương chỉ đón được 920 lượt thì đến năm 2015, lượng khách du lịch
đến Đà Lạt – Lâm Đồng lên đến 5.100 ngàn lượt, tăng 44,6% so với năm 2011.
Trong đó, khách du lịch đến huyện Đơn Dương đạt gần 2.800 lượt, tăng gấp 3 lần
so với 4 năm trước (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng, 2015). Điều
này chứng tỏ rằng lượng khách du lịch đến Đà Lạt - Lâm Đồng nói chung và Đơn
Dương nói riêng có tăng lên nhờ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch cũng như sự
cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, vấn đề đáng quan tâm ở
đây là thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch khi đến với Đà Lạt – Lâm
Đồng không tăng đáng kể, thậm chí còn thấp, cụ thể là 2,4 ngày (2011) và 2,5 ngày
(2015). Do đó để phát triển sản phẩm du lịch Lâm Đồng và kéo dài thời gian lưu trú
của du khách khi đến Đà Lạt - Lâm Đồng thì việc xây dựng các tuyến du lịch mới,
sản phẩm du lịch mới là không thể thiếu đồng thời giúp kéo dài chu kỳ sống của
điểm đến Lâm Đồng trên bản đồ du lịch cả nước. Thực tế hiện nay, hoạt động du
lịch của huyện Đơn Dương chỉ mới có dấu hiệu bắt đầu với lượng khách ít ỏi đi du
lịch theo kiểu tự túc, cụ thể là du lịch “phượt” của nhóm thanh thiếu niên nội địa và
một số khách quốc tế đi khám phá, tìm hiểu văn hóa bản địa thông qua một số
chương trình du lịch của công ty lữ hành chứ địa phương vẫn chưa xây dựng, phát
triển sản phẩm du lịch đặc trưng trong khi huyện Đơn Dương không những có điều
kiện thuận lợi về hệ thống cơ sở hạ tầng kết nối các tuyến giao thông nội tỉnh, liên
tỉnh; khí hậu ôn hòa quanh năm, sự phát triển mạnh của ngành nghề rau hoa mà còn
là nơi chứa đựng đậm nét bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Churu, là nơi duy
nhất trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng lưu giữ nghề thủ công truyền thống đặc trưng của
đồng bào dân tộc Churu – nghề làm nhẫn bạc. |
---|