Nghiên cứu phân loại chi Dẻ Đá (Lithocarpus Bl.) ở Việt Nam bằng phương pháp giải trình tự gene thế hệ tiếp theo và phương pháp hình thái học.

Chi Lithocarpus Blume (Dẻ Đá) là chi có số lượng loài lớn nhất thuộc họ Dẻ (Fagaceae Dumort.) ở Việt Nam, bao gồm 117 loài và 02 thứ đã được ghi nhận (Bân 2003, Hộ 2003, Ngọc và cộng sự 2016, 2018), chiếm khoảng 40% số loài so với thế giới. Các nghiên cứu phân loại của chi này ở Việt Nam chủ yếu đượ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Ngoc, Nguyen Van
Định dạng: Research report
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2024
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/3453
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Chi Lithocarpus Blume (Dẻ Đá) là chi có số lượng loài lớn nhất thuộc họ Dẻ (Fagaceae Dumort.) ở Việt Nam, bao gồm 117 loài và 02 thứ đã được ghi nhận (Bân 2003, Hộ 2003, Ngọc và cộng sự 2016, 2018), chiếm khoảng 40% số loài so với thế giới. Các nghiên cứu phân loại của chi này ở Việt Nam chủ yếu được thực hiện bởi các nhà thực vật học người Pháp từ những năm 1920 đến 1950. Kể từ sau đó, không có thêm nghiên cứu nào về phân loại của chi Lithocarpus được thực hiện một cách bài bản, hệ thống từ khâu điều tra thu mẫu cho đến phân tích các dữ liệu hình thái, phân tử để có được kết quả phân loại chính xác và đầy đủ. Trong khi đó, số lượng, thành phần loài và vị trí các taxon trong chi này đã thay đổi, danh pháp của nhiều taxon cần được cập nhật theo hệ thống phân loại mới nhất, nhiều taxon cần được mô tả, tiêu bản tại các bảo tàng cần được bổ sung, cập nhật và hiệu chỉnh về danh pháp. Dự án này triển khai nhằm giải quyết các vấn đề về phân loại đã tồn tại từ rất lâu của chi Lithocarpus, trên cơ sở kết hợp phương pháp hình thái so sánh với phân tích các bằng chứng phân tử có được từ phương pháp giải trình tự gene thế hệ mới thông qua việc sử dụng vật liệu từ kết quả điều tra thực địa của dự án và các bảo tàng thực vật trong và ngoài nước. Dự án sẽ tiến hành thu mẫu tại các Vườn Quốc Gia (VQG) và khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN), phân tích các dữ liệu hình thái đồng thời tiến hành các thực nghiệm và phân tích dữ liệu phân tử, từ đó giải quyết cơ bản các vấn đề còn tồn tại về mặt phân l