Một số kết quả nghiên cứu về cây thuốc ở Lâm Đồng phục vụ đào tạo và định hướng phát triển sản phẩm ứng dụng

Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển dược liệu. Trong 5 năm gần đây, nhóm nghiên cứu cây thuốc của Trường Đại học Đà Lạt đã thực hiện một số nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc của khu vực này vừa phục vụ công tác đào tạo vừa định hướng phát triển sản phẩ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Trịnh, Thị Điệp, Lương, Văn Dũng
Định dạng: Conference paper
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2024
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/3513
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Lâm Đồng từ lâu đã được biết đến là địa phương có nhiều tiềm năng phát triển dược liệu. Trong 5 năm gần đây, nhóm nghiên cứu cây thuốc của Trường Đại học Đà Lạt đã thực hiện một số nghiên cứu về nguồn tài nguyên cây thuốc của khu vực này vừa phục vụ công tác đào tạo vừa định hướng phát triển sản phẩm ứng dụng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Kết quả, đã thu thập mẫu phân tích 200 loài cây thuốc và tư liệu hóa cây thuốc vùng Tây Nguyên trong cuốn sách “Medicinal Plants of Central Highlands in Vietnam”; giám định tên khoa học, ghi nhận phân bố tự nhiên của loài Panax vietnamensis (Sâm Ngọc Linh) ở Lâm Đồng. Các nguồn dược liệu đặc trưng của Lâm Đồng như dây thường xuân (Hedera helix), bùi ba hoa (Ilex triflora), sói rừng (Sarcandra glabra), đảng sâm (Codonopsis javanica) và các loài trà mi (Camellia sp.) đã được nghiên cứu sâu về thành phần hóa học và quy trình chiết xuất hoạt chất làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm thương mại. Các đề tài nghiên cứu đã góp phần đào tạo nhiều sinh viên và học viên cao học trong lĩnh vực sinh học và hóa học cây thuốc đồng thời bổ sung những hiểu biết mới về nguồn tài nguyên cây thuốc của Lâm Đồng, góp phần vào sự phát triển ngành Dược liệu của tỉnh.