Khảo cổ học tiền sử Tây Nguyên
Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk La81k, Đắk Nông và Lâm Đồng. Có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh, quốc phòng của đất nước. Trường Đại học Đà Lạt nằm trên đất Tây Nguyên. Trường có vinh dự đào tạo con em đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và các cán bộ phục vụ cho...
Đã lưu trong:
Tác giả chính: | |
---|---|
Định dạng: | Sách |
Ngôn ngữ: | Vietnamese |
Được phát hành: |
NXB. Giáo dục
2021
|
Những chủ đề: | |
Truy cập trực tuyến: | https://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/520 |
Các nhãn: |
Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
|
Thư viện lưu trữ: | Thư viện Trường Đại học Đà Lạt |
---|
Tóm tắt: | Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk La81k, Đắk Nông và Lâm Đồng. Có vị trí quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh, quốc phòng của đất nước. Trường Đại học Đà Lạt nằm trên đất Tây Nguyên. Trường có vinh dự đào tạo con em đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và các cán bộ phục vụ cho Tây Nguyên. Trang bị kiến thức tiền sử, sơ sử và lịch sử của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên cho sinh viên khoa Lịch sử, trường Đại học Đà Lạt là một yêu cầu bức thiết trong chương trình đào tạo hiện nay của Nhà trường.
Tập giáo trình Khảo cổ học tiền sử Tây Nguyên là một công trình tổng kết toàn bộ tư liệu điều tra, khai quật và nghiên cứu gần nửa thế kỷ qua của các nhà khảo cổ học về Tây Nguyên; cung cấp cho sinh viên khoa Lịch sử và học viên Cao học chuyên ngành khảo cổ học những thông tin cập nhật về địa lý nhân văn Tây Nguyên, tình hình phát hiện và nghiên cứu khảo cổ học ở Tây Nguyên; tiến trình phát triển văn hóa tiền sử Tây Nguyên từ thời đại đá cũ đến thời kỳ kim khí; vị trí các nền văn hóa tiền sử Tây Nguyên trong bối cảnh tiền sử Việt Nam và Đông Nam Á.
Tập giáo trình này là kết quả của sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học với thực tế giảng dạy tại Khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt của tác giả trong những năm vừa qua. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Đại học và Sau đại học, cung cấp cho sinh viên ngành Lịch sử hiểu biết sâu sắc thêm về văn hóa tiền sử Tây Nguyên cũng như định hướng cho công tác nghiên cứu, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên địa bàn Tây Nguyên, tôi vui mừng được giới thiệu tập giáo trình này với sinh viên, học viên cao học và tất cả những ai yêu quý Tây Nguyên.
Nhân đây, tác giả xin gửi lời biết ơn thầy Nguyễn Hữu Đức, Hiệu trưởng Trường Đại học Đà Lạt và thầy Trần Văn Bảo, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Trường Đại học Đà Lạt đã động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tập giáo trình này được hoàn thiện, sớm ra mắt bạn đọc. Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của độc giả. |
---|