Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cà phê Arabica tại tỉnh Lâm Đồng

Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cà phê Arabica của các nông hộ tại Lâm Đồng. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát 200 nông hộ tại bốn khu vực Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà và Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng kết hợp với tham vấn chuyên gia (KIP). N...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Thị Tươi, Nguyễn, Phú Son
Định dạng: Journal article
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 2022
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:http://scholar.dlu.edu.vn/handle/123456789/789
http://elib.vnuf.edu.vn/handle/123456789/18662
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu được thực hiện nhằm phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất cà phê Arabica của các nông hộ tại Lâm Đồng. Số liệu được thu thập thông qua khảo sát 200 nông hộ tại bốn khu vực Đà Lạt, Lạc Dương, Lâm Hà và Đơn Dương của tỉnh Lâm Đồng kết hợp với tham vấn chuyên gia (KIP). Nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả và ước lượng hàm Cobb–Douglas. Kết quả nghiên cứu cho thấy nông hộ sản xuất cà phê Arabica với quy mô nhỏ, trung bình chỉ có 1,2 ha. Hầu hết các nông hộ vẫn canh tác theo phương thức truyền thống chưa quản lý tốt việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV. Các khoản chi phí chính trong sản suất cà phê Arabica của nông hộ là chi phí lao động, sau đó đến chi phí về phân bón và thuốc BVTV. Năng suất cà phê Arabica của các nông hộ tại Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào là: phân bón, công lao động, diện tích canh tác cà phê, tuổi của cây cà phê và tham gia tập huấn. Trong đó yếu tố phân bón, công lao động và tuổi của cây cà phê có tỷ lệ thuận với năng suất cà phê, còn yếu tố diện tích canh tác cà phê và tham gia tập huấn thì ngược lại. Riêng yếu tố về thuốc BVTV và mật độ trồng cà phê thì ảnh hưởng không có ý nghĩa thống kê.