Quá trình du nhập và phát triển của tín ngưỡng thờ mẫu ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ xx đến năm 2018

Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tƣơng đối toàn diện về quá trình du nhập và phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu (TNTM) ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp nghiên cứu địn...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Bùi, Thị Thoa
Tác giả khác: Cao, Thế Trình
Định dạng: Dissertation
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2022
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/113259
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Luận án là công trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống và tƣơng đối toàn diện về quá trình du nhập và phát triển của tín ngƣỡng thờ Mẫu (TNTM) ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018. Nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Các phương pháp nghiên cứu định tính với hƣớng tiếp cận điền dã dân tộc học qua hai hình thức chủ yếu là quan sát - tham dự (đối với thực hành TNTM, đặc biệt là nghi lễ lên đồng tại các cơ sở thờ tự) và phỏng vấn sâu (đối với các đồng đền, thanh đồng, con nhang đệ tử và các nhà quản lý văn hóa địa phƣơng) và phương pháp nghiên cứu định lượng cũng đƣợc sử dụng để thực hiện tốt những nhiệm vụ đặt ra. Trên cơ sở khảo sát toàn diện các cơ sở thờ Mẫu toàn tỉnh, lần đầu tiên bức tranh về TNTM ở Lâm Đồng đƣợc tái hiện trên tất cả các phƣơng diện nhƣ cơ sở thờ tự, sinh hoạt tín ngƣỡng… trong suốt quá trình lịch sử từ đầu thế kỷ XX đến năm 2018. Nội dung luận án chia làm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Trình bày một số nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của luận án; những nét cơ bản nhất về các điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cƣ tác động đến nội dung nghiên cứu của luận án. Bên cạnh đó, nội dung chƣơng 1 cũng đề cập đến giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu và một số khái niệm đƣợc sử dụng trong luận án. Chƣơng 2: Trình bày những nội dung về quá trình du nhập và phát triển của TNTM ở Lâm Đồng từ đầu thế kỷ XX đến 1975. Nghiên cứu cho thấy tục thờ này xuất hiện trên cao nguyên Lang Biang vào giữa những năm 20 của thế kỷ XX với hai dạng thức thờ Mẫu miền Bắc và miền Trung xuất hiện gần nhƣ đồng thời. Giai đoạn này, các cơ sở thờ Mẫu xuất hiện ít, con số ghi nhận đƣợc từ thực tế cũng nhƣ qua ký ức của các thanh đồng cao niên là 34 cơ sở, phân bố chủ yếu tại Đà Lạt, Đơn Dƣơng, Bảo Lộc. Sự phát triển của TNTM Lâm Đồng giai đoạn này đƣợc đánh dấu bằng sự xuất của Việt Nam Thánh Mẫu hội, trụ sở của Tổng hội đƣợc đặt tại Đền Việt Nam Thánh Mẫu, đƣờng Ngô Quyền, Đà Lạt. Sự xuất hiện của tổ chức này đã đánh dấu thời kỳ TNTM tại Lâm Đồng và khu vực miền Nam Việt Nam có nhiều khởi sắc. Giai đoạn này, không chỉ số lƣợng các thực hành TNTM gia tăng mà số xiii lƣợng các thanh đồng, con nhang đệ tử tại các cơ sở thờ Mẫu ở Lâm Đồng cũng đến từ nhiều tỉnh thành khác nhƣ Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sài Gòn… Chƣơng 3: Trình bày về sự thành lập và phát triển các cơ sở thờ Mẫu ở Lâm Đồng giai đoạn 1976 đến năm 2018. Trong những năm 1976 - 1990, có 17 cơ sở đƣợc lập mới, sinh hoạt TNTM tại Lâm Đồng cũng bƣớc vào thời kỳ đầy biến động, nhiều cơ sở bị thu tƣợng thánh, bát hƣơng, thậm chí là dỡ bỏ… việc thờ tự và thực hành tín ngƣỡng mang tính cầm chừng. Tuy nhiên do sự đổi mới trong chính sách tôn giáo, tín ngƣỡng của Đảng và Nhà nƣớc, sự ổn định và phát triển kinh tế cùng nhiều yếu tố khác nên từ năm 1991 đến 2018 không chỉ “nở rộ” 93 cơ sở thờ Mẫu mới mà các nghi lễ thực hành TNTM cũng đƣợc tổ chức thƣờng xuyên hơn. Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 144 cơ sở thờ Mẫu đƣợc phân bố tại 12/12 huyện thị. Nghiên cứu cũng cho thấy, TNTM ở Lâm Đồng đã và đang tồn tại hai dạng thức thờ tự chính là dạng thức thờ Mẫu miền Bắc và dạng thức thờ Mẫu miền Trung, trong đó dạng miền Bắc chiếm số lƣợng vƣợt trội. Chƣơng 4: Luận án nêu rõ những đặc trƣng của TNTM ở Lâm Đồng trong bức tranh toàn cảnh của TNTM ở Việt Nam, những giá trị, hạn chế cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của tín ngƣỡng này tại Lâm Đồng trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, luận án đƣa ra một số khuyến nghị với các cơ quan chức năng địa phƣơng trong công tác bảo tồn phát huy những giá trị tích cực của Di sản văn hóa Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của ngƣời Việt tại Lâm Đồng.