Ứng dụng và nhân rộng mô hình nuôi cá tầm tại thôn Đưng Trang, xã Đưng Knớ, huyện Lạc Dương

Dự án triển khai các nội dung : Hỗ trợ cá tầm giống, hướng dẫn xây dựng bể nuôi, xây dựng hệ thống dẫn nước, kỹ thuật nuôi dưỡng cá, từ đó nhằm chuyển giao kỹ thuật nuôi cá nước lạnh đến các hộ dân tại thôn Đưng Trang xã Đưng Knớ Sau 11 tháng triển khai dự án, dự án đã thực hiện xây dựng bể nuôi vớ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Quỳnh Trang
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Ủy ban nhân dân huyện Lạc Dương 2024
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/210431
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Dự án triển khai các nội dung : Hỗ trợ cá tầm giống, hướng dẫn xây dựng bể nuôi, xây dựng hệ thống dẫn nước, kỹ thuật nuôi dưỡng cá, từ đó nhằm chuyển giao kỹ thuật nuôi cá nước lạnh đến các hộ dân tại thôn Đưng Trang xã Đưng Knớ Sau 11 tháng triển khai dự án, dự án đã thực hiện xây dựng bể nuôi với diện tích 100 m2, thả nuôi 2.000 con cá tầm. Sau 9 tháng thả nuôi cá, tăng trọng trung bình hàng tháng đạt 160 gram. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg cá là 3,2 kg. Hiện trọng lượng cá trung bình đạt 1,5 kg/con. Dự kiến 2-3 tháng tới mô hình bước vào thời kỳ thu hoạch cá. Sản lượng cá thu được dự kiến 3.613 kg (1,9 kg/con) Dự án đã hoàn thiện quy trình nuôi cá tầm theo điều kiện thực tế tại địa bàn thôn Đưng trang, từ đó phổ biến rộng rãi cho các hộ dân trên địa bàn xã. Đã tiến hành hội thảo tham quan, giới thiệu, trao đổi kinh nghiệm nuôi cá tầm rộng rãi cho 30 hộ dân tham quan, học hỏi. Trong quá trình nuôi cá tầm tại thôn Đưng Trang cá không bị mắc bệnh truyền nhiễm, không mắc các bệnh thông thường do môi trường nuôi đảm bảo, cá được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt. Tỷ lệ hao hụt không đáng kể (< 5 %) Dự án là mô hình nuôi trồng thuỷ sản mới, lần đầu triển khai cho hộ dân thực hiện trên địa bàn xã, phù hợp với điều kiện tự nhiên, trình độ canh tác của người dân trên địa bàn xã. Là mô hình nuôi mới để bà con nông dân trong xã hưởng ứng học hỏi, làm theo góp phần gia tăng thu nhập, cải thiện đời sống của hộ gia đình. Góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, xây dựng chương trình nông thôn mới.