Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Nông

Văn hóa thổ cẩm là một trong những nét văn hóa tạo nên tính đặc trưng của từng dân tộc ở tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển hiện nay, quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ và dẫn đến sự biến đổi. Văn hóa thổ cẩm cũng bị biến đổi theo và có xu hướng dần bị...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Tôn, Thị Ngọc Hạnh
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Văn phòng UBND tỉnh Đắk Nông 2024
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/210631
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Văn hóa thổ cẩm là một trong những nét văn hóa tạo nên tính đặc trưng của từng dân tộc ở tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển hiện nay, quá trình giao lưu văn hóa giữa các dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ và dẫn đến sự biến đổi. Văn hóa thổ cẩm cũng bị biến đổi theo và có xu hướng dần bị mai một, và có nguy cơ mất hẳn nếu không có những biện pháp cấp bách nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị của loại hình văn hóa này một cách hiệu quả và thiết thực. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ mất đi một bản sắc văn hóa truyền thống của tộc người, mất đi một dấu hiệu để nhận diện văn hóa của tộc người đó. Do đó, cần thiết phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện và tổng thể để bảo tồn và phát huy loại hình văn hóa thổ cẩm tiêu biểu này nhằm tiếp tục giữ vững bản sắc văn hóa tộc người và từng bước tạo nên biểu tượng văn hóa của cộng đồng ở tỉnh Đắk Nông. Đề tài được thực hiện nhằm hướng đến ba mục tiêu chính: - Tìm hiểu thực trạng văn hóa thổ cẩm của các tộc người thiểu số ở tỉnh Đắk Nông (cụ thể là 5 dân tộc M’nông, Mạ, Ê đê, Mông, Dao) về các khía cạnh nguồn nhân lực, nguyên vật liệu, công cụ, nghệ nhân, thợ thủ công, hoa văn, sản phẩm để từ đó lựa chọn sự độc đáo của thổ cẩm làm cơ sở cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thổ cẩm trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. - Xây dựng phương án phát triển văn hóa thổ cẩm của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông bằng cách thay đổi công cụ, kỹ thuật, sản phẩm và tìm hiểu thị trường tiêu thụ sản phẩm mới. - Xây dựng các giải pháp bảo tồn và phát triển văn hóa thổ cẩm của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Nông.