Đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu của tỉnh Đắk Nông theo chuỗi giá trị

Trong những năm qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển cây dược liệu, cụ thể như: Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 20/09/2017 về việc phát triển cây dược liệu trên 4 địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 1950/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nôn...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Trần, Thị Hoàng Mai
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/213634
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong những năm qua, UBND tỉnh Đắk Nông đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển cây dược liệu, cụ thể như: Chỉ thị số 22-CT/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông ngày 20/09/2017 về việc phát triển cây dược liệu trên 4 địa bàn tỉnh Đắk Nông; Quyết định số 1950/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đắk Nông ngày 30/11/2018 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Đề án Bảo tồn và phát triển dược liệu tỉnh Đắk Nông đến năm 2030. Mặc dù tỉnh Đắk Nông đã có những chủ trương, chính sách nhằm phát triển sản xuất cây dược liệu nhưng chính sách phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ vẫn còn hạn chế, đặc biệt là phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cây dược liệu, mở rộng thị trường, tiếp cận thông tin… Muốn xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm cây dược liệu sạch, cần phải thiết lập hệ thống thu thập và chia sẻ thông tin nhu cầu thị trường; nâng cao dịch vụ hành chính nông nghiệp và cơ sở hạ tầng để phát triển chuỗi giá trị sản phẩm; phát triển năng lực cho cơ quan hành chính và nhân sự liên quan đến chuỗi giá trị, xây dựng các chính sách hỗ trợ và hệ thống hành chính để hình thành các vùng sản xuất đáng tin cậy cho thị trường, phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu. Vì vậy, nhóm tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu của tỉnh Đắk Nông theo chuỗi giá trị”. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: - Luận giải một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất – tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu; - Đánh giá thực trạng, chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu của tỉnh Đắk Nông thời gian qua; ​- Đề xuất bổ sung, hoàn thiện chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm từ cây dược liệu của tỉnh Đắk Nông trong thời gian tới.