Xây dựng mô hình chăn nuôi dê Bách Thảo cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại Đắk Lắk

Kết quả điều tra cơ bản cho thấy: chăn nuôi dê với qui mô nhỏ hơn 20 con / nông hộ chiếm đa số với tỷ lệ 82,3%; phương thức chăn nuôi chủ yếu là áp dụng nuôi nhốt chiếm tỷ lệ 97,77%; nông hộ xây dựng chuồng kiểu kiên cố chiếm 68,9%; 100% các hộ chăn nuôi đã trồng cỏ làm thức ăn cho dê, các loại thức...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Đức Điện
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo 2024
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/213725
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Kết quả điều tra cơ bản cho thấy: chăn nuôi dê với qui mô nhỏ hơn 20 con / nông hộ chiếm đa số với tỷ lệ 82,3%; phương thức chăn nuôi chủ yếu là áp dụng nuôi nhốt chiếm tỷ lệ 97,77%; nông hộ xây dựng chuồng kiểu kiên cố chiếm 68,9%; 100% các hộ chăn nuôi đã trồng cỏ làm thức ăn cho dê, các loại thức ăn phổ biến là cỏ trồng (VA06), keo dậu, lá cây gòn...; có 53,33% nông hộ chăn nuôi bổ sung thức ăn tinh vào khẩu phần ăn cho dê. Kết quả xây dựng mô hình tại nông hộ: - Sau 18 tháng triển khai, 100% dê cái đã sinh sản. Tổng số dê con sinh ra còn sống đến cai sữa là 52 con; Tỷ lệ sống đến cai sữa là 96,29%. Số con đẻ ra trung bình là 1,74 con/lứa. - Tuổi động dục lần đầu của dê Bách Thảo là 212 ngày, thời gian mang thai là 153 ngày, thời gian động dục lại sau khi đẻ là 60 ngày. - Khối lượng lúc sơ sinh của dê đực là 3,02 kg, của dê cai là 2,25kg, sau 9 tháng nuôi khối lượng của dê đực là 27,59kg và của dê cái là 24,82kg. - Khả năng thu nhận thức ăn của dê giai đoạn sinh trưởng từ 8 đến 9 tháng là 1,1kg vck/con/ngày và tiêu 12,27kg vck thức ăn/kg tăng khối lượng.