Xây dựng mô hình ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh hại tằm dâu trên địa bàn thành phố Bảo Lộc

Một yếu tố khó khăn khác trong nghề nuôi tằm hiện nay là nguồn trứng giống trong nước đang phụ thuộc rất lớn từ nhập khẩu trứng Trung Quốc. Các đơn vị cung cấp nguồn trứng đảm bảo trong nước con rất ít trong khi nhu cầu tiêu thụ trứng tằm, hằng năm tại tỉnh Lâm Đồng rất cao do đó để cung ứng đủ nhu...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Lê, Thị Ngọc Thúy
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên 2024
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/214862
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Một yếu tố khó khăn khác trong nghề nuôi tằm hiện nay là nguồn trứng giống trong nước đang phụ thuộc rất lớn từ nhập khẩu trứng Trung Quốc. Các đơn vị cung cấp nguồn trứng đảm bảo trong nước con rất ít trong khi nhu cầu tiêu thụ trứng tằm, hằng năm tại tỉnh Lâm Đồng rất cao do đó để cung ứng đủ nhu cầu sản xuất thì hơn 90% là trứng giống tằm trên thị trường chủ yếu là nguồn giống nhập nội qua con đường tiểu ngạch nên rất khó để kiểm soát được chất lượng và các nguồn bệnh lây qua nguồn trứng giống. Chính điều này cũng là một phần làm cho bệnh hại trên tằm dâu có sự lây lan và phát triển. Đối với bất kỳ đối tượng cây trồng, vật nuôi đều cần có những chương trình IPM phù hợp thì tằm dâu cũng vậy cần có các biện pháp phòng trừ bệnh tổng hợp để hạn chế tối đa những tổn thất do dịch bệnh gây ra. Do đó, hạn chế bệnh trên tằm dâu là cả một chuỗi quá trình chặt chẽ từ giống – thu hoạch kén. Do đó, các biện pháp phòng trừ bệnh hại tằm áp dụng như thế nào và thời điểm nào để giảm thiểu bệnh hại trên tằm để người nuôi tằm nâng cao hiệu quả kinh tế của gia đình tốt nhất.