Khả năng kháng khuẩn và phòng bệnh hoại tử gan tụy cấp ở tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) của tỏi (Allum sativum) lên men.

Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng kháng khuẩn của tỏi lên men đối với các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus KC.13.14.2 và Vibrio harveyi KC.13.17.5 gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND), đồng thời đánh giá khả năng phòng AHPND cho tôm thẻ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Thị Hạnh, Phan, Thị Vân, Phạm, Thị Yến, Lê, Thị Mây, Trương, Thị Mỹ Hạnh
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258224
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu được tiến hành nhằm kiểm tra khả năng kháng khuẩn của tỏi lên men đối với các chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus KC.13.14.2 và Vibrio harveyi KC.13.17.5 gây bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute hepatopancreatic necrosis disease - AHPND), đồng thời đánh giá khả năng phòng AHPND cho tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) trong điều kiện phòng thí nghiệm. Kết quả chỉ rõ, sản phẩm tỏi lên men có độ nhạy cao đối với cả 2 chủng vi khuẩn gây AHPND khi thử nghiệm ở 25 µl và 30 µl. Khi bổ sung dịch tỏi lên men với liều 15 ml/kg thức ăn/ngày vào thức ăn để cho tôm ăn trong 10 ngày liên tục đã có khả năng phòng AHPND cho tôm. Thức ăn trộn dịch tỏi lên men bao ngoài bằng dầu mực có hiệu quả cao nhất khi nâng tỷ lệ sống của tôm lên 53%, cao hơn so với không sử dụng chất bao ngoài (51%), bao ngoài bằng bột nếp (42%) và không sử dụng dịch tỏi lên men (14%).