Nghiên cứu khả năng hấp phụ các ion kim loại Co2+, Zn2+, Ni2+, Pb2+ của vật liệu copolyme điều chế bằng kỹ thuật ghép bức xạ γCo60.

Copolyme (PVA-g-AA) có tỷ lệ PVA (Polyvinyl alcohol) và AA (Acid acrylic) khác nhau theo khối lượng (w/w) được điều chế bằng phản ứng ghép bức xạ gamma Co-60. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng gel tạo thành đã được khảo sát. Ở liều chiếu xạ 20 kGy, lượng gel tạo thành đạt 92,39% với độ trương nước...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Phạm, Bảo Ngọc, Nguyễn, Giằng, Lê, Văn Toàn, Lê, Xuân Cường, Nguyễn, Minh Hiệp, Vũ, Ngọc Bích Đào, Trần, Thị Tâm, Lê, Văn Thức, Lê, Thị Thùy Linh, Lê, Thị Bích Thy, Hán, Huỳnh Diện, Nguyễn, Trọng Hoành Phong
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258226
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Copolyme (PVA-g-AA) có tỷ lệ PVA (Polyvinyl alcohol) và AA (Acid acrylic) khác nhau theo khối lượng (w/w) được điều chế bằng phản ứng ghép bức xạ gamma Co-60. Các yếu tố ảnh hưởng tới hàm lượng gel tạo thành đã được khảo sát. Ở liều chiếu xạ 20 kGy, lượng gel tạo thành đạt 92,39% với độ trương nước khoảng 905%. Các đặc trưng tính chất và cấu trúc của vật liệu đã được xác định bằng phổ hồng ngoại chuyển đổi chuỗi Fourier (FTIR) và phân tích nhiệt quét vi sai (DSC). Hình thái bề mặt trước và sau khi ghép mạch bức xạ được xác định bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp phụ kim loại như pH, thời gian hấp phụ và nồng độ các ion kim loại sử dụng ban đầu cũng đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy, lượng hấp phụ cực đại của vật liệu sau 240 phút ở pH=5 đối với Pb2+, Zn2+, Co2+ và Ni2+ lần lượt là 178, 161, 117 và 110 mg/g.