Dấu ấn văn hóa Thăng Long qua tiểu thuyết Đàn đáy của Trần Thu Hằng.

Tiểu thuyết Đàn đáy không những là cuộc đời trầm luân, éo le với chữ tình và chữ tâm, mà còn là những trang văn hóa đặc sắc của nền văn hóa Thăng Long thời Lê - Trịnh. Thứ nhất, đó là nghệ thuật ca trù, được tái hiện với những con người tài năng của dòng họ Bạch trong giáo phường Cổ Tâm ở kinh thành...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Thị Kim Tiến
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258257
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Tiểu thuyết Đàn đáy không những là cuộc đời trầm luân, éo le với chữ tình và chữ tâm, mà còn là những trang văn hóa đặc sắc của nền văn hóa Thăng Long thời Lê - Trịnh. Thứ nhất, đó là nghệ thuật ca trù, được tái hiện với những con người tài năng của dòng họ Bạch trong giáo phường Cổ Tâm ở kinh thành Thăng Long. Thứ hai, văn hóa ứng xử - cốt cách của những con người thời Lê - Trịnh, sự cung kính, nhã nhặn, ôn tồn, thanh cao qua dáng đi, dáng đứng, qua những lời hát, qua nội tâm của những con người luôn nặng lòng với nghiệp đàn, nghiệp hát. Thứ ba, nét văn hóa trang phục của người Việt thời bấy giờ, đặc biệt là xiêm áo của những đào nương, đào kép. Bài viết sử dụng phương pháp tiếp cận liên ngành: văn hóa học với văn học, để chỉ ra ba dấu ấn văn hóa Thăng Long, qua đó góp phần khẳng định chất riêng của tiểu thuyết Đàn đáy không hòa lẫn, không pha trộn với bất cứ tiểu thuyết nào của tác giả Trần Thu Hằng nói riêng và những tiểu thuyết lịch sử cũng viết về thời Lê - Trịnh nói chung.