Nghiên cứu lưu giữ in vitro nguồn gen khoai môn sọ bản địa Colocasia esculenta (L.) Schott.

Hiện nay, nuôi cấy in vitro được ứng dụng để tạo ra số lượng cá thể lớn, giống nhau về mặt di truyền, đồng đều về sinh trưởng, phát triển và sạch bệnh trong thời gian ngắn. Hơn nữa, phương pháp này còn có thể bảo quản lâu dài nguồn gen quý, hiếm, đặc biệt là với các đối tượng nhân giống vô tính và k...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Vì, Thị Xuân Thủy, Vũ, Thị Nự, #VALUE!, Trần, Thị Mừng, Trần, Thị Hồng Xuân
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258273
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Hiện nay, nuôi cấy in vitro được ứng dụng để tạo ra số lượng cá thể lớn, giống nhau về mặt di truyền, đồng đều về sinh trưởng, phát triển và sạch bệnh trong thời gian ngắn. Hơn nữa, phương pháp này còn có thể bảo quản lâu dài nguồn gen quý, hiếm, đặc biệt là với các đối tượng nhân giống vô tính và khó bảo quản như khoai môn sọ. Nghiên cứu trình bày kết quả lưu giữ nguồn gen khoai môn sọ bản địa Cụ Cang (Sơn La) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro. Kết quả cho thấy, thời gian khử trùng củ con khoai môn sọ Cụ Cang tối ưu trong HgCl2 0,2% là 11 phút kép (9 phút lần 1 và 2 phút lần 2), cho kết quả 62,83% lượng mẫu sạch và đảm bảo chồi sinh trưởng. Cây in vitro được bảo quản trong môi trường 1/2 MS + agar 8 g/l + mannitol 1 g/l là phù hợp nhất, cây vừa sinh trưởng chậm, thời gian cấy chuyển dài (11 tháng) và vẫn đảm bảo chồi sinh trưởng. Nuôi cấy chồi trong môi trường 1/2 MS + saccharose 90 g/l + agar 8 g/l là tối ưu cho khoai môn sọ Cụ Cang in vitro tạo củ, với khối lượng củ cao nhất đạt 1,58 g.