Biến tính vải sợi cotton bằng các copolyme alkylmethacrylate siêu kỵ nước.

Trong nghiên cứu này, vải cotton được biến tính bề mặt bằng polyme alkylmethacrylate nhằm mục tiêu chế tạo vải siêu kỵ nước. Polyme alkylmethacrylate được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp gốc tự do trong dung dịch từ hai loại monomer glycidylmethacrylate và alkylmethacrylate chứa từ 4÷18 nguyên t...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Lê, Đức Mạnh, Đinh, Thị Vân, Nguyễn, Chí Cường
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258328
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong nghiên cứu này, vải cotton được biến tính bề mặt bằng polyme alkylmethacrylate nhằm mục tiêu chế tạo vải siêu kỵ nước. Polyme alkylmethacrylate được tổng hợp bằng phương pháp trùng hợp gốc tự do trong dung dịch từ hai loại monomer glycidylmethacrylate và alkylmethacrylate chứa từ 4÷18 nguyên tử cacbon trong nhóm thế alkyl. Sản phẩm tổng hợp, có khối lượng phân tử Mw đạt từ 60.000 đến 160.000 đơn vị cacbon (đvC) với độ phân tán gần bằng 2, sẽ được dùng để biến tính bề mặt mạch cellulose của vải sợi cotton bằng phương pháp ngâm, sấy ở nhiệt độ 140ºC. Tiêu chuẩn ISO 9237-95 cũng đã được sử dụng để xác định độ thoáng khí của vải cotton biến tính; kết quả cho thấy sản phẩm vẫn bảo đảm đặc tính vải may mặc quần áo. Các kết quả đo góc dính ướt cho thấy, vải sau khi biến tính đạt được góc dính ướt từ 152-165 độ; lớp phủ của copolyme alkylmethacrylate có độ bền cao, lưu giữ tính chất siêu kỵ nước đến 78 giờ khi tiếp xúc với môi trường nước và 25 lần giặt trong bột giặt.