Nghiên cứu chế tạo và đánh giá khả năng hấp phụ một số ion kim loại nặng của vật liệu hydrogel copolyme ghép khâu mạch bức xạ

Trong nghiên cứu này, kỹ thuật chiếu xạ được sử dụng để chế tạo vật liệu hydrogel copolyme AAc-g-PVP với các tỷ lệ axít acrylic (AAc) và polyvinyl pyrrolidone (PVP) khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vật liệu hydrogel copolyme với thành phần AAc/PVP=3:1 (w/w) cho hàm lượng gel tạo thành cao nhấ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Trọng Hoành Phong, Nguyễn, Hồng Hoàng, Võ, Hà Tuyết Hạnh, Lê, Văn Toàn, Lê, Xuân Cường, Phạm, Bảo Ngọc, Nguyễn, Thanh Bình
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258394
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trong nghiên cứu này, kỹ thuật chiếu xạ được sử dụng để chế tạo vật liệu hydrogel copolyme AAc-g-PVP với các tỷ lệ axít acrylic (AAc) và polyvinyl pyrrolidone (PVP) khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vật liệu hydrogel copolyme với thành phần AAc/PVP=3:1 (w/w) cho hàm lượng gel tạo thành cao nhất (94,88%) và độ trương nước 4 g/g khi chiếu xạ với liều xạ 20 kGy. Khả năng hấp phụ các ion kim loại Pb2+, Cu2+, Mn2+ và Cd2+ của copolyme cũng đã được khảo sát. Kết quả cho thấy, sự hấp phụ các ion kim loại của vật liệu copolyme phù hợp với mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir với hệ số tương quan cao (R2>0,99). Dung lượng hấp phụ cực đại (qmax) của vật liệu copolyme đối với Pb2+, Cu2+, Mn2+ và Cd2+ lần lượt là 222, 244, 167 và 170 mg/g. Vật liệu hydrogel copolymer AAc-g-PVP chế tạo được có tiềm năng ứng dụng để hấp phụ xử lý ion kim loại nặng trong nước.