Ảnh hưởng của tính chất đất đến sinh trưởng loài cây Tai chua (Garcinia cowa Roxb.) tại vùng Tây Bắc Việt Nam

Tai chua (Garcinia cowa Roxb.) là loài cây gỗ trung bình, có nhiều công dụng, phân bố và phát triển tốt trên đất phản ứng chua, khả năng trao đổi cation (CEC) trung bình. Tính chất của đất có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của loài cây này; khu vực có tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, đ...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Văn Thanh, Nguyễn, Thị Thu Trang
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258447
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Tai chua (Garcinia cowa Roxb.) là loài cây gỗ trung bình, có nhiều công dụng, phân bố và phát triển tốt trên đất phản ứng chua, khả năng trao đổi cation (CEC) trung bình. Tính chất của đất có tác động trực tiếp đến sự sinh trưởng của loài cây này; khu vực có tầng đất dày, hàm lượng dinh dưỡng cao, độ ẩm và độ xốp cao thích hợp cho loài Tai chua sinh trưởng tốt. Kết quả nghiên cứu tại 3 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên) ở khu vực Tây Bắc cho thấy, đất nơi có cây Tai chua sống có hàm lượng đạm dễ tiêu dao động từ nghèo đến trung bình (3,8-6,51 mg/100 g); lân tổng số dao động từ mức khá đến giàu (0,12-0,21%); kali dễ tiêu và CEC trong đất ở mức trung bình, đạt 13,03-14,0 mg/100 g và 12,17-17,91 meq/100 g. Độ ẩm đất dao động 3,60-4,20%, tỷ trọng 2,72-2,75, dung trọng 1,14-1,22 và độ xốp 56,6-63,0% (khá xốp). Trong 3 tỉnh nghiên cứu, đất tại Hòa Bình có tầng dày hơn, hàm lượng đạm dễ tiêu và lân dễ tiêu cao hơn ở Sơn La và Điện Biên; cây Tai chua ở Hòa Bình sinh trưởng tốt nhất, kém nhất là tại Điện Biên.