Đặc điểm sinh học, sinh thái và phòng chống loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) hại cây ba kích tím (Morinda officinalis How.).

Cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) được trồng phổ biến tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với mục đích sử dụng làm thuốc. Loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) được xem là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với cây ba kích tím tại Việt Nam. Loài rệp này phá...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Trịnh, Xuân Hoạt, Lê, Xuân Vị, Lưu, Thị Xuyến, Trần, Lệ Bích Hồng
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258656
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Cây ba kích tím (Morinda officinalis How.) được trồng phổ biến tại một số tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam với mục đích sử dụng làm thuốc. Loài rệp sáp giả Rastrococcus chinensis (Hemiptera: Pseudococcidae) được xem là đối tượng gây hại nguy hiểm đối với cây ba kích tím tại Việt Nam. Loài rệp này phát triển và sinh sản thuận lợi ở điều kiện 25oC, nhưng không sinh sản khi nhiệt độ tăng lên mức 30oC. Ở điều kiện nhiệt độ 25oC, vòng đời là 75,19 ngày, tuổi thọ của rệp trưởng thành là 81 ngày, thời gian sống là 110 ngày. Trong khi ở điều kiện nhiệt độ 30oC, tuổi thọ của rệp trưởng thành rút ngắn còn khoảng 26 ngày và không có khả năng sinh sản. Hiệu lực của hỗn hợp hoạt chất azadirachtin + matrine (thuốc Golmec 9EC) đối với loài rệp sáp giả R. chinensis là 73,44% tại thời điểm 7 ngày sau khi phun và hiệu lực kéo dài đến 14 ngày.