Hiệu quả của dịch chiết thực vật để kiểm soát nấm Pyricularia grisea gây bệnh đạo ôn trên lúa trong điều kiện in vitro.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định khả năng ức chế Pyricularia grisea của dịch chiết từ rau trai và húng quế. Hoạt tính kháng nấm của dịch chiết methanol từ rau trai với các nồng độ khác nhau (0,1; 0,5; 1,0; 5,0 và 10 mg/ml) đã được thử nghiệm trên 3 chủng nấm P. grisea (isolate 1, isolate...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Phạm, Thị Thu H, Nguyễn, Thị Ngọc Trâm, Châu, Thanh Trúc, Võ, Hoàng Kha
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258670
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định khả năng ức chế Pyricularia grisea của dịch chiết từ rau trai và húng quế. Hoạt tính kháng nấm của dịch chiết methanol từ rau trai với các nồng độ khác nhau (0,1; 0,5; 1,0; 5,0 và 10 mg/ml) đã được thử nghiệm trên 3 chủng nấm P. grisea (isolate 1, isolate 2 và isolate 3 được phân lập từ lúa hoang). Hoạt tính kháng nấm của dịch chiết methanol từ húng quế với các nồng độ khác nhau (10, 20, 30, 40 mg/ml) đã được thử nghiệm trên 2 chủng nấm P. grisea (isolate 4 và isolate 5 được phân lập từ lúa cao sản). Kết quả cho thấy dịch chiết rau trai và húng quế đều làm giảm sự phát triển của P. grisea ở tất cả các nồng độ được thử nghiệm. Với nồng độ cao nhất (10 mg/ml), dịch chiết lá rau trai có khả năng ức chế sự sinh trưởng và phát triển của 3 chủng nấm đạo ôn (isolate 1, 2 và 3) lần lượt là: 16,33; 29,67; 25,33 mm. Đối với dịch chiết lá húng quế, ở nồng độ 40 mg/ml, dịch chiết có khả năng ức chế với 2 chủng nấm isolate 4 và isolate 5 tốt nhất, lần lượt là 65,50 và 55,00 mm. Kết quả cũng chỉ ra rằng, ở giá trị IC50=2,35 mg/ml của dịch chiết rau trai và IC50=19,68 mg/ml của dịch chiết rau húng quế có thể ức chế sự phát triển của sợi nấm đạo ôn lần lượt là isolate 2 và isolate 5. Sử dụng dịch chiết rau trai và húng quế để ức chế sự sinh trưởng và phát triển của nấm bệnh đạo ôn trong in vitro bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Do đó, cần tiếp tục tiến hành thí nghiệm trong điều kiện in vivo nhằm phát triển thuốc diệt nấm bệnh đạo ôn có nguồn gốc từ thực vật, góp phần giảm thiểu các tác hại do thuốc diệt nấm hóa học gây ra.