Nghiên cứu thực nghiệm xác định sức kháng cắt còn lại của dầm bê tông cốt thép nhịp ngắn đã bị ăn mòn cốt đai

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định sức kháng cắt còn lại của dầm bê tông cốt thép (BTCT) có cốt đai đã bị ăn mòn ở các mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, có 10 dầm đã được thí nghiệm uốn 3 điểm, trong đó có 4 dầm được gia tốc quá trình ăn mòn cốt thép trong 60 và 80 ngày...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Nguyễn, Huy Cường, Đinh, Hữu Tài, Nguyễn, Công Hậu
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258702
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu thực nghiệm xác định sức kháng cắt còn lại của dầm bê tông cốt thép (BTCT) có cốt đai đã bị ăn mòn ở các mức độ khác nhau. Trong nghiên cứu này, có 10 dầm đã được thí nghiệm uốn 3 điểm, trong đó có 4 dầm được gia tốc quá trình ăn mòn cốt thép trong 60 và 80 ngày để đạt được mức độ mất mát khối lượng cốt thép đai lần lượt là 10 và 20%. Ứng xử chịu lực của dầm bao gồm quan hệ lực - độ võng, cấu trúc vết nứt, sức kháng cắt còn lại và dạng phá hoại sẽ được phân tích. So với các dầm đối chứng không bị ăn mòn, sức kháng cắt của các dầm bị ăn mòn suy giảm đến 16,08 và 25,34% tương ứng với mức độ ăn mòn theo khối lượng của cốt thép đai là 12,3 và 23,6%.