Nghiên cứu nguồn gốc phát sinh các đợt lộc trong mối quan hệ với năng suất giống cam sành Bố Hạ trồng tại Thái Nguyên

Trên đối tượng giống cam sành Bố Hạ 4 năm tuổi trồng tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu vật hậu cho thấy, có 4 đợt lộc theo mùa vụ hình thành nên 4 đợt cành chủ yếu, liên quan đến năng suất quả là cành vụ xuân, hè, thu và đông. Trong đó, 2 loại cành có ảnh hưởng qua...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Tống, Hoàng Huyên, Bùi, Quang Đãng, Nguyễn, Tiến Dũng, Nguyễn, Văn Duy
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258707
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Trên đối tượng giống cam sành Bố Hạ 4 năm tuổi trồng tại Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên, kết quả nghiên cứu vật hậu cho thấy, có 4 đợt lộc theo mùa vụ hình thành nên 4 đợt cành chủ yếu, liên quan đến năng suất quả là cành vụ xuân, hè, thu và đông. Trong đó, 2 loại cành có ảnh hưởng quan trọng trong giai đoạn mang quả là vụ xuân hình thành loại cành quả (cành mang hoa và quả) và vụ thu với chức năng là nguồn cành mẹ của cành quả năm tiếp sau. Những năm cây ra nhiều quả (năm được mùa), cành vụ xuân chiếm tỷ lệ rất cao, trong khi tỷ lệ cành vụ thu rất thấp. Ngược lại, những năm cây ít quả (năm mất mùa), tỷ lệ cành vụ xuân rất thấp nhưng tỷ lệ cành vụ thu rất cao. Tỷ lệ cành vụ thu và năng suất quả năm sau của giống cam sành Bố Hạ có mối tương quan thuận tuyến tính chặt chẽ (r=0,81). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng để xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm điều tiết tỷ lệ cành vụ xuân và vụ thu phù hợp, đảm bảo cây cho năng suất cao và ổn định.