Nghiên cứu phát hiện đột biến kháng artemisinin trên gen K13 ở ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum.

Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng quy trình phát hiện đột biến trên gen K13 và bước đầu xác định tần số đột biến trên gen này ở các mẫu lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: các mẫu ADN được tách chiết từ các mẫu máu của 50 bệnh nhân thất bại điều trị với artermisin thu thập tại khu vực Tây Nguyên. Đo...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Những tác giả chính: Trần, Thị Thu Huyền, Nguyễn, Thị Lan Dung, Nguyễn, Thùy Trang
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: 2025
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/258771
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Mục tiêu của nghiên cứu là xây dựng quy trình phát hiện đột biến trên gen K13 và bước đầu xác định tần số đột biến trên gen này ở các mẫu lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: các mẫu ADN được tách chiết từ các mẫu máu của 50 bệnh nhân thất bại điều trị với artermisin thu thập tại khu vực Tây Nguyên. Đoạn gene K13 được nhân với các cặp mồi đặc hiệu, giải trình tự bằng phương pháp Sanger và phân tích đột biến sử dụng phần mềm Bioedit. Kết quả nghiên cứu: khuếch đại thành công đoạn gen K13 có kích thước 799 bp ở chủng P. falciparum, sau khi giải trình tự phát hiện có sự thay thế nucleotide A>G tại vị trí 1740, dẫn tới sự thay đổi axit amin C>Y ở vị trí 580 tương ứng. Trong 50 mẫu bệnh phẩm, 41/50 (82%) mẫu xuất hiện đột biến C580Y và 9/50 (18%) mẫu không mang đột biến, ngoài ra không xuất hiện đột biến nào khác. Kết luận: đã thiết lập và tối ưu được quy trình phát hiện đột biến kháng artermisinin trên gen K13 ở ký sinh trùng (KST) sốt rét P. falciparum và xác định tần số đột biến này trên gen K13.