Vài nét về cái tâm của Nguyễn Du trong thơ chữ Hán

Khác với Truyện Kiều là tác phẩm Nguyễn Du thể hiện gián tiếp tư tưởng, tình cảm qua số phận của hệ thống nhân vật, ở thơ chữ Hán, hình ảnh Nguyễn Du xuất hiện trực tiếp hơn. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được sáng tác trong những thời điểm khác nhau. Từ Thanh Hiên thi tập qua Nam trung tạp ngôn tới Bắc...

Mô tả đầy đủ

Đã lưu trong:
Chi tiết về thư mục
Tác giả chính: Nguyễn, Cảnh Chương
Định dạng: Bài viết
Ngôn ngữ:Vietnamese
Được phát hành: Trường Đại học Đà Lạt 2012
Những chủ đề:
Truy cập trực tuyến:https://scholar.dlu.edu.vn/thuvienso/handle/DLU123456789/33410
Các nhãn: Thêm thẻ
Không có thẻ, Là người đầu tiên thẻ bản ghi này!
Thư viện lưu trữ: Thư viện Trường Đại học Đà Lạt
Miêu tả
Tóm tắt:Khác với Truyện Kiều là tác phẩm Nguyễn Du thể hiện gián tiếp tư tưởng, tình cảm qua số phận của hệ thống nhân vật, ở thơ chữ Hán, hình ảnh Nguyễn Du xuất hiện trực tiếp hơn. Thơ chữ Hán của Nguyễn Du được sáng tác trong những thời điểm khác nhau. Từ Thanh Hiên thi tập qua Nam trung tạp ngôn tới Bắc hành tạp lục là cả một khoảng thời gian chứa đầy biến động của thời đại, mà "tâm" của Nguyễn Du trong những giai đoạn của thời gian ấy cũng không giống nhau. Theo triết học Trung Quốc, "tâm" là nơi "biểu hiện của trạng thái tâm lý, hoạt động tâm lý của con người: tư tưởng, tình cảm, ý chí, dục vọng..". Nếu như đọc thơ chữ Hán của Nguyễn Du người đọc có cảm nhận "một buổi chiều thu dài và rất tê tái"; hay bao trùm lên toàn bộ là một nỗi buồn, thì phải nói Thanh Hiên thi tập là một sự bế tắc, bất đắc chỉ ở Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục là một thái độ bất như ý. Cái tâm trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là một vấn đề rộng và phức tạp, nổi bật lên trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du là cái tâm thị tài, liên tài.